Theo báo cáo của Hiệp hội, có 60% DN nhỏ và vừa hiện sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Trong 2 tháng đầu năm nay trên địa bàn TP có khoảng 3.000 DN tạm ngưng hoạt động, nâng tổng số DN đang tạm ngưng hoạt động lên con số trên 10.000 DN.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng cao trong thời gian qua đã đẩy chi phí đầu vào của DN tăng đến 30%. Trong khi đó sức mua lại giảm do lạm phát tăng khiến hàng tồn kho cũng tăng mạnh.
Chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo TP.HCM hiện đã tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng trên 80%; sản xuất phân bón và chất ni tơ tăng gần 72%, xi măng, vôi, vữa tăng gần 62%, sắt thép tăng 53%...
Ảnh minh họa
Theo TS Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, lãi suất (LS) vay ngân hàng (NH) hiện từ 22 - 23%/năm là quá cao, DN rất khó tiếp cận vốn.
Ngoài khoản LS trên, DN còn phải chịu thêm một khoản chi phí khác tùy vào mối quan hệ của DN với NH nữa. Việc NH Nhà nước có giảm LS huy động thêm 1% thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Hiệp hội kiến nghị TP cần có giải pháp cấp bách để hỗ trợ DN về vốn và LS. Đề nghị NH Nhà nước cần áp dụng trần LS cho vay bên cạnh trần LS huy động hiện nay. Bên cạnh đó, TP cần có các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các DN, nhất là các DN ngành dệt may, da dày, thủy sản...
Hiệp hội cũng cho rằng cách tính khung giá đất để giao đất cho DN hiện bất hợp lý và cần được xem xét điều chỉnh cho hợp lý hơn.