Trẻ thiếu máu rất nguy hiểm, nếu thấy con có 5 biểu hiện này cha mẹ không được chủ quan
Thứ năm, 23/12/2021 11:33

Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ cần lưu tâm.

Mệt mỏi và suy nhược

Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy ở trẻ thiếu máu. Sự thiếu hụt hemoglobin làm giảm cung cấp oxy trong cơ thể, cản trở hoạt động của các cơ quan quan trọng. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và chóng mặt hầu hết thời gian.

Vết thương lâu lành

Sắt đóng một vai trò lớn đối với da và chữa lành vết thương trên da. Chất dinh dưỡng quan trọng này từ lâu đã được biết đến để giữ cho da, tóc, móng tay và màng nhầy khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến các vấn đề về da và làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

Lười ăn

Theo nghiên cứu, trẻ em thiếu máu có thể xuất hiện các triệu chứng lười ăn và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Lượng chất sắt thấp trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến leptin, một loại hormone gây cảm giác no ngay cả khi cơ thể không tiêu thụ thức ăn, từ đó làm trẻ biếng ăn.

dau-hieu-thieu-mau-o-tre-2

Da nhợt nhạt

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ thiếu máu là da xanh xao. Khi trẻ thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu giảm hoặc nồng độ hemoglobin thấp. Vì vậy chúng trông nhợt nhạt hơn so với nước da bình thường.

Nhiễm trùng thường xuyên

Trẻ bị thiếu máu có thể mắc một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột. Thiếu máu thường làm cho máu có oxy trong cơ thể lưu thông kém, dẫn đến khả năng miễn dịch thấp hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3 loại thực phẩm trẻ thiếu máu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Chocolate đen

Đây là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp tăng lượng chất sắt cho trẻ thiếu máu. Trong 85g chocolate đen có tới 7mg sắt.

Nếu trẻ không thích vị đắng của chúng, bạn có thể làm tan chảy rồi trộn với bơ đậu phộng và phết lên bánh mì cho trẻ ăn. Đây sẽ là món ăn vừa giàu sắt lại vừa ngon miệng.

Thịt đỏ

Tất cả các sản phẩm thịt động vật đều giàu chất sắt. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thịt đỏ vào thực đơn hàng ngày của con.

Nếu trẻ không thích ăn thịt, bạn có thể xay nhỏ thịt để trẻ dễ ăn hơn hoặc tạo hình món thịt để trẻ cảm thấy hấp dẫn.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng thường chứa khoảng 0,56mg sắt trên 15ml. Trẻ thiếu máu có thể dùng bơ đậu phộng với bánh mì ngũ cốc để giúp cung cấp thêm khoảng 1mg sắt.

Thực phẩm này cũng tương đối giàu protein, là sự lựa chọn hợp lý cho trẻ còn nhỏ chưa biết ăn thịt.

Khoevadep.com.vn

Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/tre-thieu-mau-rat-nguy-hiem-neu-thay-con-co-5-bieu-hien-nay-cha-me-khong.. Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/tre-thieu-mau-rat-nguy-hiem-neu-thay-con-co-5-bieu-hien-nay-cha-me-khong-duoc-chu-quan-search/?id=310193

Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài

Tag: trẻ thiếu máu , sức khỏe trẻ em , hệ miễn dịch của trẻ