Trong ăn uống, chúng ta phải hết sức chú ý đề phòng giun sán và ấu trùng ký sinh trong thực phẩm. Dưới đây là những loại thực phẩm được cho là có nguy cơ nhiễm giun sán nhiều nhất.
Món nhúng, tái thịt trâu bò được rất nhiều người ưa chuộng.
Thủy hải sản tươi sống
Cả cá nước ngọt và nước mặn đều có khả năng chứa ấu trùng ký sinh trùng. Các loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn, ốc chứa nhiều ấu trùng giun sán; trong khi đó, cá diếc, cá trắm, cá chép lại mang ấu trùng sán lá gan nhỏ; cua, ốc, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.
Các loại cá biển chứa ấu trùng giun tròn, đặc biệt ở các loại hản sản phổ biến như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi... Loại ấu trùng ký sinh trùng này có thể gây nhiều triệu chứng đau đầu, nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày...
Thịt trâu, bò tái
Món nhúng, tái thịt trâu bò được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đó lại là nguồn gốc của sán dây bò, một loại sán cực kỳ nguy hiểm.
Sán lá gan lớn chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... Với tỉ lệ 31- 98% bò nhiễm sán lá gan thì ăn thịt bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường. Ấu trùng sán lá gan có thể di chuyển đến khớp, não khiến bệnh rất khó chẩn đoán và có thể gây huy hiểm đến tính mạng.
Rau cải xoong
Rau cải xoong là loại rau thủy sinh có giá trị dinh dưỡng cao và là một thảo dược quý có thể giúp bạn phòng ngừa các chứng bệnh tim mạch, bướu cổ, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu… thậm chí nó còn giúp bạn phòng chống căn bệnh ung thư.
Tuy nhiên, rau cải xoong có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao bởi nó có thể được trồng ở những nguồn nước ô nhiễm. Đã có nhiều trường hợp phát hiện cả ổ giun sán ký sinh trong thân rau cải xoong. Vì thế khi ăn loại rau này bạn phải cẩn thận.
Rau cần
Rau cần là loại rau mùa lạnh rất dược ưa chuộng vì những dược tính quý giá của nó. Rau cần thường được trồng tại các ao nông, nhiều bùn nên khả năng nhiễm giun sán là hoàn toàn có thể.
Hơn nữa, thói quen ăn rau cần của nhiều người thường là ăn tái, chưa chín hẳn. Vì thế nếu rau có nhiễm ký sinh trùng thì khả năng lây nhiễm cho con người là rất cao.
Với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm 'bẩn', không rõ nguồn gốc đáng báo động như hiện nay thì nguy cơ mắc các bệnh giun sán càng cao, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vậy, hãy tự bảo vệ mình bằng các biện pháp chọn lọc, ngâm rửa, chế biến thực phẩm an toàn.