Vụ việc 2 mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng (39 tuổi, trú tại ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) tử vong đã gây xôn xao dư luận địa phương.
PV đã gặp bà Nguyễn Thị Hai (59 tuổi, mẹ của sản phụ Trần Thị Phượng) và nhiều nhân chứng khác.
Theo bà Hai, vào 17h chiều 2/8, chị Phượng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng thai nhi 29 tuần, ra huyết hồng.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ siêu âm, chẩn đoán tình trạng sản phụ là “thai nhi tiền đạo”.
Bà Hai cho biết, bác sĩ kê đơn thuốc Célestène 4mg/1ml (6 ống, giá 600 ngàn) và người nhà đã đi mua về cho để bác sĩ tiêm.
“Nếu biết thai nhau tiền đạo sap không mổ sớm cho con tôi để cả mẹ con nó không chết? Tôi thấy con cháu tôi chết oan uổng” – bà Hai nghẹn ngào.
Tuy nhiên, qua ngày hôm sau (4/8), bác sĩ lại chấn đoán rằng “thai nhi quay đầu, khô nước ối, giấu hiệu sinh tồn yếu”.
Ngày 5/8, bác sĩ gọi người nhà đến tư vấn việc “cần bỏ thai nhi để cứu mẹ”. Bà Hai đã đồng ý, ký vào giấy cam kết “loại bỏ thai nhi để cứu mẹ”.
Sau đó, bác sĩ đã kê đơn, mua thuốc đặt vào âm đạo sản phụ.
Cụ thể, bác sĩ đã 2 lần kê đơn “bắt” người nhà đi mua thuốc 2 viên Cytotec 200mg và 1 viên khác có giá 20 ngàn đồng để đặt vào âm đạo sản phụ, bỏ thai nhi.
2 bác sĩ kê đơn thuốc là Tr.T.A.T. và BS P.T.T.X.
Theo người nhà sản phụ, từ lúc được bác sĩ đặt thuốc, chị Phượng chuyển dạ đau giữ dội, vật vã, có biểu hiện nóng sốt.
Rất nhiều lần bà Hai và người nhà “cầu cứu” bác sĩ nhưng đều vô vọng…
Hóa đơn mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ loại thuốc “loại bỏ thai nhi” để cứu mẹ. Thế nhưng thai nhi cũng không cứu được và sản phụ cũng tử vong.
Loại thuốc đầu tiên khi bác sĩ chẩn đoán “nhau tiền đạo” được tiêm vào sản phụ Trần Thị Phượng.
Đến 0h25 phút ngày 7/8, sản phụ Phượng sinh ra một bé gái nặng 1,7kg. Cháu bé trong tình trạng thở thoi thóp và tử vong không lâu sau đó.
Theo một chuyên gia sản khoa, sau 2 ngày đặt thuốc “tẩy thai nhi” ra ngoài, khi sinh mà vẫn thở thoi thóp cho thấy sơ sinh đã có một sức sống quá kỳ diệu.
Chuyên gia này cho hay, nếu không đặt thuốc bỏ thai, mổ bắt con ngay từ đầu có thể cả mẹ và con đã đều an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định riêng của một chuyên gia.
Liên quan vụ việc, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) thành lập đoàn giám sát xuống BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ hỗ trợ kỹ thuật, thẩm định và kiểm thảo quy trình tiếp đón, chăm sóc xử lý tại Khoa sản bệnh viện này.
Hiện đoàn do TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy – Phó GĐ Bệnh viện Từ Dũ dẫn đầu đang làm việc tại Cần Thơ.