Tình hình biển Đông chiều 11/9: Mục đích của Trung Quốc xây các đảo nổi ở Hoàng Sa?

BBC vừa xác nhận sự hiện diện của các công trình xây dựng khổng lồ trên biển Đông của Trung Quốc. Vậy, Bắc Kinh sẽ đạt được điều gì từ việc này?

Báo BBC vừa công bố một báo cáo về cuộc cạnh tranh quyền kiểm soát trên biển Đông, nổi cộm nhất là giữa Philippines và Trung Quốc. Theo đó, trong bài viết có tiêu đề tạm dịch là “Công trường trên đảo của Trung Quốc”, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã miêu tả lại chuyến đi mạo hiểm bằng thuyền cá của Philippines khi ông đến thăm “các đảo mới” do Trung Quốc cải tạo đất trên biển Đông hình thành. Sau đó, ông đã đến thăm hai rặng đá ngầm trên quần đảo Trường Sa, nơi Manila cũng tuyên bố có quyền hợp pháp tại đây.

Chính phủ Philippines đang làm mọi cách tốt nhất để lôi kéo sự chú ý đến những dự án cải tạo đất của Trung Quốc trên biển Đông trong nỗ lực dành được thiện cảm quốc tế. Philippines đã gọi những hành động của Trung Quốc là hiếu chiến, là nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng. Trước đó vào tháng Năm, Bộ Ngoại giao Philippines cũng phản đối việc tái tạo đất ở biển Đông của Trung Quốc trong một tuyên bố cùng với những bức ảnh chứng minh những công trình này trước và sau khi hiện diện. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) gần đây, Manila đã đề nghị đóng băng các động thái khiêu khích trên biển Đông, bao gồm cả các dự án tái tạo đất. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ đề nghị này ngay cả trước khi ARF diễn ra.

Trên chiếc tàu cá của Philippines, ông Wingfield-Hayes đã đến thăm hai rặng đá ngầm trước đây đã trở thành nơi dựng lên những hòn đảo hoàn toàn mới. Ông miêu tả những gì đang diễn ra tại Bãi Gạc Ma hay còn gọi là Rặng Nam Johnson như sau:

Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét từ dưới đáy biển và bơm vào rặng đá ngầm để định dạng nên bãi đất mới.

Dọc theo đường bờ biển mới, tôi có thể nhìn thấy những công nhân xây dựng đang xây nên một bức tường biển. Những xe tải bơm xi măng, những đường ống dẫn lớn, và lấp lóe ánh sáng của những mỏ hàn.”

Bài viết mô tả, Trung Quốc “đang xây dựng những hòn đảo trọng yếu trên 5 rặng đá khác nhau.” Ông Wingfield-Hayes nhấn mạnh, không ai chắc chắn Trung Quốc đang có kế hoạch gì với những đảo mới này. Chính phủ Philippines bày tỏ quan ngại rằng, Rặng Gạc Ma, sẽ là nơi xây dựng căn cứ không quân mới của Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể ý định đưa dân cư đến đây ở để củng cố thêm tuyên bố chủ quyền của mình.

Tuy nhiên, cũng có thể, việc xây dựng các đảo này là một sự tự kết liễu. Theo Hiệp định Liên Hợp Quốc dựa trên Luật Biển, những công trình ngầm (như bãi cát ngầm) không thuộc chủ quyền của bất cứ bên nào. Yêu cầu phân xử tranh chấp trên biển Đông của Phiippines một phần dựa vào thực tế này; Manila kêu gọi sự kiện trên biển Đông cần phải được làm sáng tỏ, thậm chí giả sử Trung Quốc muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa, họ chỉ được giới hạn trong phần lãnh hải kéo dài 12 dặm mà không được sở hữu một vùng kinh tế nào khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể tạo ra “các hòn đảo nhân tạo” nằm trên những công trình ngầm trước đây và tạo nên đầy đủ các điều kiện cần thiết để “duy trì cuộc sống của con người”. Sau đó Trung Quốc sẽ càng mạnh mẽ khẳng định tuyên bố của họ trên biển Đông. Điều này chính xác là những gì Philippines muốn nói đến. Trong một cuộc phỏng vấn với báo BBC, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã gọi những tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông là “quá đáng”, “quá mức” và “không tuân theo luật pháp quốc tế cơ bản”. Ông cũng tố cáo Trung Quốc cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực nhằm củng cố tuyên bố của họ trước khi tòa án quốc tế áp dụng phân xử trường hợp của Philippines.

Về báo cáo của BBC, phát ngôn viên Ngoại trưởng Hoa Xuân Oánh tái khẳng định vị thế của Trung Quốc, rằng “những động thái của Trung Quốc trên những đảo và rặng đá của quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và hoàn toàn hợp pháp.” Nhấn mạnh về mục đích của việc xây dựng, bà Hoa nói rằng đây là “chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc của những người dân trên các đảo này.”

Tuy nhiên, việc diễn ra sau đó là một sự thay đổi khiến người ta bực bội đến sững sờ tại buổi họp báo của Trung Quốc. Một phóng viên phản đáp: “Thực tế, những hòn đào Trung Quốc đang cải tạo là những hòn đảo mới, không thể nào nói những công trình xây dựng trên đó là để cải thiện điều kiện sống của người dân sống ở đó được. Vậy, mục đích thật sự và ý định của Trung Quốc khi tiến hành những động thái này là gì?”

Bà Hoa trả lời ngắn gọn và vô nghĩa: “Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn rồi.”

Nếu có bất kỳ điều gì thu nhận được từ phản hồi của bà Hoa, đó là Trung Quốc thực sự mong đợi đưa người dân lên sinh sống và làm việc tại những hòn đảo này. Cho dù đó là những dân thường hay trên những hòn đảo mới xây dựng sẽ là nơi dựng lên những căn cứ quân sự thì cuối cùng chúng ta sẽ được “tai nghe mắt thấy" thôi.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG