Trọng tải của 400 tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc nằm trong khoảng từ 1.150 tấn đến 3.400 tấn, theo tạp chí Thái Lan.
Trung Quốc hiện có một hạm đội tàu tuần duyên lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, trang tin Want China Times trích dẫn bản tin của Asia Military Review cho biết.
Các cơ quan hành pháp hàng hải Trung Quốc được cho sắp nhận thêm 36 tàu, Asia Military Review cho hay, nhưng không có biết thời điểm cụ thể.
Tạp chí Thái Lan cũng bình luận rằng lực lượng tuần duyên Nhật Bản hiện chỉ có 50 tàu tuần duyên, nhưng chất lượng các tàu này vượt trội tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã đóng 18 tàu hộ tống Type 056 cho lực lượng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và loại tàu này được cho là thiết kế để đối đầu với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản trong trường hợp có xung đột tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Kiên quyết phản đối Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm Ngày 7/10, mạng Tin tức Hải Nam (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng đường băng có chiều dài 2.000 m cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, ngày 9/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hành động nêu trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm căng thẳng và phức tạp, không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước". Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông". TTXVN |
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG