Su-25 xuất phát với tên lửa không đối không, trở về không còn vũ khí
Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, khi bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị bắn rơi vào ngày 17 tháng 7 trên không phận Donetsk thuộc miền đông Ukraina, cách biên giới nước Nga khoảng 50km. Trên khoang máy bay có 298 người, tất cả đều tử vong.
Kể từ khi chuyến bay mang số hiệu MH17 bị bắn rơi đến nay, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chưa có bằng chứng xác thực. Một luận điểm được nhiều người cho là hợp lý nhất là máy bay cường kích Su-25 của Ukraine đã bắn rơi MH17, đến nay đã có thêm những bằng chứng rất quan trọng.
Ngày 22/12, tờ "Komsomolskaya Pravda" của Nga đã đăng tải những thông tin chấn động về thủ phạm đã dẫn đến tai họa trên là máy bay chiến đấu Su-25 của không quân Ukraine. Nguồn tin của báo "Komsomolskaya Pravda" cho rằng phi công trên chiếc Su-25 có thể đã nhầm Boeing chở khách là máy bay chiến đấu.
Tờ báo này đã dẫn tới 2 nguồn tin do một nhân viên của căn cứ không quân Ukraine cung cấp và một phi công Ukraine đã chạy sang Nga công bố để làm rõ những luận điểm mà trước đó họ cũng đã theo đuổi điều tra là chiếc Boeing 777/MH17 của Malaysia Airlines đã bị máy bay chiến đấu Ukaraine bắn rơi.
“Nhân chứng bí mật" tại một căn cứ không quân Ukraine tiết lộ, trong ngày xảy ra thảm họa rơi chiếc máy bay Boeing của Malaysia Boeing ở gần Donetsk, chiếc cường kích Su-25 của Ukraina có mang tên lửa "không đối không" đã cất cánh từ sân bay, nhưng lúc quay trở về thì không còn đạn dược và viên phi công rất sợ hãi.
Nguồn tin của tờ báo cho biết ông ta đã ở thành phố Dnepropetrovsk, làng Aviatorsk. Theo lời ông này, các máy bay chiến đấu ở đây thường xuyên bay đi ném bom, các máy bay cường kích Su-25 liên tục thực hiện các vụ ném bom oanh tạc Donetsk, Lugansk.
Vào buổi chiều ngày 17/7, khoảng một giờ trước khi máy bay Boeing rơi, ba chiến đấu cơ của không lực Ukraine đã cất cánh bay lên không trung. Nhân chứng khẳng định ít nhất một chiếc trong số đó có trang bị tên lửa không đối không.
Sau khoảng thời gian không lâu, một chiếc máy bay trở lại căn cứ mà không còn tên lửa nữa. Người đối thoại cho biết thêm rằng viên phi công đã rất sợ hãi và nói: "Không phải chiếc máy bay đó” (ý là chỉ anh ta đã nhầm máy bay MH17 thành máy bay chiến đấu).
Trước đó, báo Komsomolskaya Pravda (Nga) cho rằng, có nghi vấn trong việc Trung tá Dmitro Yakatsuts thuộc Lữ đoàn 299 Không quân Ukraine (nguyên đóng quân ở căn cứ Kulbakino, Nikolayev) người lái một trong số các máy bay Su-25 theo sát chiếc MH17 đã ngay lập tức được “đi nghỉ” ở Dubai (UAE), ngay sau khi thảm họa xảy ra.
Ngoài ra, Kiểm soát viên hàng không Anna Petrenko làm việc tại Trung tâm kiểm soát không lưu Dnepropetrovsk - người chịu trách nhiệm đối với chuyến bay của Malaysia Airlines vào thời điểm xảy ra thảm họa, cũng biến mất và sau đó cũng bị phát hiện thấy đang có mặt ở ở Dubai - một sự trùng hợp có ngẫu nhiên?
Phỏng vấn phi công Ukraine - bạn của người bị tình nghi thủ phạm
Komsomolskaya Pravda cũng đã cho đăng tải bài phỏng vấn một phi công Ukraine mang biệt danh “Alexander”. Theo như chia sẻ của anh, tòa soạn báo quyết định không công bố các thông tin cá nhân của “Alexander” bởi vì họ hàng anh vẫn đang sống ở Ukraine nên anh ta lo sợ bị trả thù.
Một mình đi tới trụ sở tòa soạn báo Komsomolskaya Pravda, phi công Alexander (biệt danh mà anh cung cấp cho các phóng viên) đã quyết định công bố danh tính của “người đồng đội” đã bắn hạ máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH17 vào ngày 17/7 ở miền đông Ukraine đầy chiến sự ác liệt.
“Alexander” cho biết, anh phải chạy sang Nga để công bố thông tin bởi tất cả mọi người đều bị Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đe dọa. Ai cũng có thể bị trừng phạt bởi những câu nói bất cẩn hay bị bỏ tù bởi bất cứ nghi ngờ nào liên quan tới nếu bạn có ý thông cảm với Nga hay với phe ly khai.
Máy bay cường kích Su-25 của không quân Ukraine
Viên phi công “Alexander” cho biết, anh phản đối chiến dịch chống khủng bố và cũng không đồng tình với những chính sách của nhà nước Ukraine bởi anh cho rằng: cuộc nội chiến đó là hoàn toàn sai. Giết hại chính người dân nước mình là điều hoàn toàn không bình thường và anh không muốn giấu mãi bí mật động trời này.
Vào ngày 17/7/2014, phi công Alexander có mặt ở ngôi làng Aviatorskoye, thành phố Dnepropetrovsk thuộc lãnh thổ Ukraine. Vào thời điểm máy bay Boeing 777 gặp nạn, có các máy bay chiến đấu và trực thăng hiện diện ở đó. Chiến đấu cơ Su-25 cũng hàng ngày tiến hành các phi vụ ném bom ở vùng Donetsk và Lugansk.
Phi công “Alexander” cho biết, trong số 8 máy bay có mặt ở đó, chỉ có hai máy bay được trang bị tên lửa không đối không. Các máy bay đã quần thảo khu vực đó cả buổi sáng hôm 17-7. Vào buổi trưa, trước khi MH17 gặp nạn, 3 máy bay chiến đấu đã xuất kích (“Alexander” không nhớ chính xác thời gian), 1 trong 3 chiếc này được trang bị tên lửa là chiếc Su-25.
“Alexander” cho biết, phi công lái chiếc Su-25 được cho là đã bắn hạ máy bay MH17 là đại úy Voloshin Vladislav. Anh ta kể đã tự mình tìm thấy mục tiêu, sau đó phóng tên lửa về phía nó. Sau khi tiêu diệt xong máy bay, Voloshin nói rằng, “chiếc máy bay đó (chỉ MH17) đã xuất hiện không đúng thời điểm và sai địa điểm”.
“Alexander” cho biết thêm, đại úy Voloshin khoảng 30 tuổi, nguyên thuộc căn cứ Nikolaev, được thuyên chuyển tới Dnepropetrovsk và những phi công được điều đến đây đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, Căn cứ Nikolaev đã từng một năm giành được danh hiệu đơn vị xuất sắc do chính quyền (Ukraine) trao tặng.
Và 1 điều quan trọng là sau khi chiếc Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 bị bắn rơi, mọi nỗ lực thảo luận về việc chiếc máy bay này bị bắn rơi đều bị ngăn lại. Có một số phi công biết được qua trao đổi nội bộ với nhau. Và sau thảm kịch đó, những phi công này vẫn tiếp tục các chuyến không kích như chưa có chuyện gì xảy ra.