“Ma đưa lối, quỷ dẫn đường”
Phước là con trai cả trong gia đình có đến sáu anh em. Nhà nghèo, học hết cấp 2, Phước nghỉ học, ra đời kiếm sống. Chưa quá tuổi 20, nhưng thanh niên này đã kinh qua nhiều nghề, bươn chải tứ xứ. Sau thời gian dài làm nghề hàn cửa sắt ở Đà Lạt, do hết việc, Phước về quê, dự định ở chơi ít bữa rồi vào Bình Phước làm ăn. Dù về thăm nhà, nhưng vốn tính siêng năng cần cù, chàng trai không chịu để mình được thảnh thơi, hàng ngày vẫn rong ruổi theo cha đi phụ thợ hồ.
Sau một tuần làm việc nặng nhọc, sáng chủ nhật (ngày 28/9/2014), nhóm thợ hồ tổ chức buổi họp mặt, lai rai vài ly bia. Bữa nhậu gồm bố của Phước, anh Nguyễn Văn Cần (46 tuổi, trú xã Quảng Thành) và một vài ngươi khác. Buổi gặp mặt hôm ấy, anh Cần còn mang theo đứa con gái mới 6 tuổi, là bạn thân của em gái Phước.
Sau khi chơi một mình chán, bé Kiều liên tục khóc đòi bố chở về nhà. Cuộc vui vẫn chưa đến hồi kết, bố Kiều bảo Phước chở con gái anh về chơi với Quỳnh. Người thanh niên đồng ý chở cô bé về nhà mình. Tuy nhiên, nhà vắng hoe. Em gái đi vắng. Thanh niên này liền gọi cháu bé vào phòng ngủ nằm chơi, nảy sinh ý định hãm hại.
Đứa bé kêu đau, Phước bỏ tay ra và đi khỏi phòng ngủ. Một lúc, em gái Phước về nhà, cả hai cô bé sà xuống sàn nhà chơi tô màu, sau đó anh Cần đến đón con. Về đến nhà, cô bé đã kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Sự việc bị tố giác lên công an. Phước bị bắt ngay sau đó.
Bà thủ phạm ôm chân mẹ nạn nhân xin “nương tay”
Những ngày Phước bị tạm giam, người yêu khóc hết nước mắt. Mỗi lần cô gái đến thăm Phước, mọi người lại xì xào, “có bạn gái xinh đến thế, sao lại còn…”. Sau một thời gian lui tới trại giam “tiếp tế” cho người yêu, bạn gái Phước rời khỏi địa phương, khăn gói đi làm ăn xa.
Sau khi Phước bị bắt, cả gia đình chàng thanh niên như ngồi trên đống lửa. “Mình xưa giờ sống hiền lành, có khi mô gây điều tiếng gì. Giờ thằng cháu bị rứa, nhà tui ai cũng bấn loạn”, bà nội Phước ủ rũ. Sau khi biết kết quả giám định pháp y, cháu Kiều “không việc gì”, cả gia đình Phước như cất được gánh nặng. Từ đây, họ ngày đêm lếch thếch kéo sang nhà bố mẹ nạn nhân xin tha thứ cho con cháu mình.
Người phụ nữ già nua, ứa nước mắt kể. Hôm đầu tiên hay chuyện, vợ chồng bà cùng con trai và con dâu lật đật chạy sang bên ấy. Vừa bước vào nhà, thấy người cháu trai mặt mày bê bết máu me, bà bủn rủn cả người.
Lần đó, dù đang vội, nhưng gia đình bà cũng kịp mang theo đường sữa để thăm nom cháu bé. Nhưng phía nhà bé Kiều nhất quyết không nhận.
Không tha thứ
Từ ngày con gái gặp chuyện, căn nhà anh Cần bỗng dưng hóa buồn thiu. Tiếng trẻ con nói cười suốt ngày vẫn không khiến ngôi nhà bớt quạnh quẽ. Hôm đó cũng là ngày cuối tuần như ri. Ba thằng Phước gọi điện rủ tui lên trên xóm làm vài chai. Vì không có ai trông con bé, nên tui chở hắn theo.
Lúc đó, ngồi chơi được một lát thì con bé cứ khóc đòi qua nhà bạn chơi. Em gái thằng Phước với con gái tui là bạn hồi học mẫu giáo. Nghe thằng Phước bảo để nó chở đi giúp, tui gật đầu. Đều người quen cả, chứ ai ngờ. Giá như…”.
Anh kể, lúc chở con gái về nhà, đứa bé liền chạy một mạch vào nhà. Cô bé sà đến thủ thỉ vào tai mẹ. Nghe chuyện xong, vợ anh mặt mày tái mét. Anh lật đật chạy đi chở Phước về nhà mình. Trước mặt vợ chồng anh, Phước thừa nhận mọi chuyện.
Xót con, lòng người cha cứ day dứt mãi không yên: “Biết là chuyện chưa đến nỗi nào, nhưng vợ chồng tui cũng buồn dữ lắm. Nuôi con lớn, mình chỉ trông hắn khỏe mạnh, chứ ai muốn phải chịu những cảnh như ri”.
Anh chia sẻ: Trước giờ, ai cũng sợ cảnh “được vạ thì má cũng sưng”, nên khi con em “xảy chuyện” hầu hết các gia đình đều che giấu. “Vì rứa mà những kẻ gây án ngày càng tăng. Gây xong chuyện, có bị ai răn đe, giáo dục mô mà tụi hắn sợ. Người ta thương con, thương cháu thì mong con cháu không vướng vòng lao lý. Nhưng tui nghĩ, gia đình không giáo dục được, thì nên để pháp luật làm”, người bố đau khổ lý giải.