"Ý nghĩa của Giờ Trái Đất là gợi nhắc mọi người rằng cần phải có một phản ứng toàn cầu", Anna Rose, quản lý quốc gia chiến dịch Giờ Trái Đất tại Australia, nói. Australia cũng là nơi khởi nguồn sự kiện, bắt đầu từ năm 2007. "Thật đẹp khi mọi người tắt đèn vào Giờ Trái Đất để biết rằng họ đang tham gia cùng người dân ở 154 nước". Trong ảnh là cầu cảng Sydney trước và sau khi tắt đèn hôm nay. Ảnh: AFP
Người Australia năm nay tập trung vào bãi san hô Great Barrier ngoài khơi Queensland. Những nhà bảo tồn thiên nhiên lo sợ biến đổi khí hậu sẽ phá hủy chúng mà không khôi phục lại được, nếu không có hành động cấp thiết. Ảnh: AFP
Trong phong trào Giờ Trái Đất, các công trình nổi tiếng thế giới như tòa nhà Empire State, tháp Eiffel, điện Kremlin sẽ tắt đèn trong 60 phút. Sự kiện năm nay dự kiến sẽ quyên góp được hàng nghìn USD cho các dự án xanh. Hai bức ảnh trên cho thấy sự đối lập của trung tâm thương mại World Porters và một chiếc đu quay Ferris ở thành phố Yokohama, Nhật Bản, trước và sau khi tắt đèn. Ảnh: AFP
Một số người mặc trang phục người nhện, đạp xe để phát điện, thắp sáng quả cầu gương với đèn LED, một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trong Giờ Trái Đất ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản Ảnh: AFP
Giờ Trái Đất bắt đầu năm 2007 ở Sydney, Australia, nhưng ý tưởng nhanh chóng lan ra khắp thế giới và ước tính hàng trăm triệu người năm ngoái tắt đèn hưởng ứng sự kiện. Ảnh chụp tháp Taipei 101 ở Đài Bắc trước và sau khi tắt đèn. Ảnh: AFP
Sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng tham gia Giờ Trái Đất. Ảnh: Reuters
Sự kiện do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF tổ chức, năm nay được điều phối từ Singapore, khi dàn sao của bộ phim Người nhện mới "Amazing Spider-Man 2" giúp tắt đèn ở khu Marina Bay. Ảnh: AFP
Quận thương mại Phố Đông của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc bật, tắt đèn trong sương mù. Ảnh: Reuters