Ông cũng nhìn nhận, nếu DN nào không xử lý tốt rủi ro, quản trị tốt thì sẽ tiếp tục chịu thất bại lớn trong thời gian tới.
Trước câu hỏi về quyền lực lớn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có mối liên hệ với cơ quan Chính phủ, làm sao hạn chế lợi ích của nhóm này, Phó thủ tướng cho biết, vấn đề này có liên quan đến thói quen và tư duy từ nền kinh tế tập trung. Việc này cũng đã thay đổi dần, và đang được xử lý với những con người và việc làm cụ thể, tuy nhiên quá trình này cần có thời gian, trong đó vai trò người đứng đầu hết sức quan trọng.
Về tiến trình cổ phần hóa DNNN, Việt Nam đã giảm từ 12.000 xuống còn hơn 1.000 DN, sẽ đưa xuống còn 650 vào năm 2015 và tiếp tục giảm cho đến năm 2020. “Việc cổ phần hóa có chậm là do còn có những ý kiến khác nhau. Kinh tế không phát triển được nếu DN, trong đó có DNNN, không nâng cao năng lực cạnh tranh. DN Việt Nam tính cạnh tranh còn thấp, đó là điều hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới", Phó thủ tướng nói.