Thai nhi sẽ bị tổn hại thế nào nếu mẹ bầu xem điện thoại di động quá nhiều?
Thứ bảy, 30/05/2020 07:52

Điện thoại di động là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống. Thế nhưng, nếu mẹ bầu quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Em bé dễ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

thai-nhi-the-nao-khi-me-bau-xem-dien-thoai-di-dong-nhieu-cau-tra-loi-khien-me-hoi-han-2-1590657377-267-width600height398

Mẹ bầu sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử,... tâm trạng theo đó sẽ thay đổi liên tục, lúc vui vẻ, lúc cáu giận. Khi phấn khích, não của mẹ sẽ tiết ra một số chất. Theo đó, não của thai nhi cũng sẽ tăng sự kích thích. Nếu mẹ bầu khó chịu cũng sẽ tương tự như vậy. Điều này có thể khiến thai nhi dễ bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Bé dễ nổi cáu

thai-nhi-the-nao-khi-me-bau-xem-dien-thoai-di-dong-nhieu-cau-tra-loi-khien-me-hoi-han-1-1590657377-116-width600height404

Bước giao giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có cảm giác mơ hồ về sự hiện diện của ánh sáng và sẽ điều chỉnh thời gian ngủ theo ánh sáng được tiếp xúc. Việc mẹ bầu thường xuyên sử dụng điện thoại trong đêm, đèn màn hình và sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng tiêu cực, khiến trẻ sinh ra dễ trở nên cáu kỉnh, tức giận.

Gia tăng nguy cơ sảy thai

Theo kết quả được công bố trên tạp chí Scientific Reports, điện thoại di động và sóng wifi có thể gia tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu lên đến gần 50%. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các chuyên gia từ Phòng nghiên cứu Kaiser Permanente (Oakland, California), dựa trên phân tích 913 mẹ bầu trong những giai đoạn khác nhau của thai kì.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra các mẹ bầu có mức độ tiếp xúc bức xạ từ trường cao nhất có nguy cơ sảy thai cao hơn những người có mức độ tiếp xúc thấp nhất khoảng 48%. Trong số những mẹ bầu có mức độ tiếp xúc bức xạ từ trường cao nhất, 24,2% trong số họ đã bị sảy thai, so với 10.4% của những người thuộc nhóm có mức độ tiếp xúc thấp nhất. 

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng điện thoại:

- Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết

- Mẹ bầu tốt nhất nên ưu tiên gửi tin nhắn hoặc sử dụng điện thoại cố định 

- Mẹ bầu không nên gọi điện thoại quá lâu

- Chỉ nên sử dụng khi điện thoại có tín hiệu mạnh

- Mẹ bầu nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tai nghe… để giảm tỉ lệ SAR ở gần đầu hoặc cơ thể.

- Mẹ bầu không nên để điện thoại trước ngực, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch và hệ nội tiết trong cơ thể.

- Mẹ bầu khi ngủ nên để điện thoại xa đầu nhằm tránh các tia bức xạ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

- Không sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin.

Khoevadep.com.vn

Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/thai-nhi-se-bi-ton-hai-the-nao-neu-me-bau-xem-dien-thoai-di-dong-qua-nhi.. Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/thai-nhi-se-bi-ton-hai-the-nao-neu-me-bau-xem-dien-thoai-di-dong-qua-nhieu-search/

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: Thai nhi , bà bầu , điện thoại