Trung tá Nguyễn Văn Ngân, Thuyền trưởng bật dậy khỏi ghế chỉ huy và lệnh cho toàn tàu vào vị trí chiến đấu; bộ phận chức năng phát tín hiệu hỏi, phát nhiễu, hướng hành trình của tàu về phía mục tiêu…
Từ phòng nghỉ, các thủy thủ nhanh chóng túa ra hành lang chật hẹp và tiến về các vị trí quy định. Ít phút sau, tại vị trí trực phòng không hai bên mạn tàu, các chiến sĩ hướng mặt lên bầu trời quan sát, sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu. Pháo hạm đa năng chuyển động, ghếch nòng sẵn sàng nhả đạn.
Thời gian lặng lẽ trôi, không khí trong ca bin trung tâm chỉ huy của tàu Lý Thái Tổ chùng xuống, các sĩ quan điều khiển chăm chú quan sát màn hình kỹ thuật số, sẵn sàng tác nghiệp. Thông tin báo: “Không nhận được tín hiệu trả lời”. Cùng thời điểm, bộ phận ra đa báo: “Mục tiêu đã biến mất khỏi màn hình và đã khoanh vùng mục tiêu”.
Thuyền trưởng Ngân lệnh cho các bộ phận theo dõi, sục sạo và báo với SCH trên bờ về vị trí tàu lạ trên biển…
Kết thúc bài tập, Thượng tá Nguyễn Trí Tấn cho hay, thực tế ở trên biển có vô vàn tình huống đòi hỏi phải có sự hiệp đồng ăn khớp của các bộ phận, các ngành: Hàng hải, máy, ra đa, thông tin, vũ khí... Hơn nữa, trang bị, vũ khí trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ thuộc dạng hiện đại, được số hóa và tự động gần như hoàn toàn. Do vậy, từng người, từng vị trí tác nghiệp phải có nhiệm vụ học hỏi và làm chủ trang, thiết bị hiện đại ấy. (Tàu Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng).
Bãi đáp trực thăng chống ngầm trên tàu Lý Thái Tổ.
Sĩ quan trẻ tàu Lý Thái tổ tác nghiệp trên màn hình kỹ thuật số
Cảnh giới, quan sát phát hiện mục tiêu trên không
Thượng úy Lê Sinh Hải, trưởng ngành 5 (ngành ra đa) phân tích và khẳng định thêm: “Muốn phát hiện được đối phương từ xa thì phải thường xuyên cảnh giác và không từ bỏ bất cứ một hiện tượng bất thường, dù nhỏ trên màn hình ra đa”.
Chính vì vậy các thủy thủ sĩ quan luôn sẵn sàng đối phó với kẻ thủ. Họ đã bắt nhịp được khoa học công nghệ quân sự hiện đại và dần làm chủ nó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thân yêu.