Một người dân chia sẻ, việc bình xét hộ nghèo của xóm tôi được thực hiện theo cách xoay vòng. Tức là nhà này được thì năm sau sẽ nhường nhà khác không kể gia đình có điều kiện như thế nào. Làm sao lại luân phiên và cào bằng như vậy khi mà một số hộ có của ăn của để lại được đưa vào diện hộ nghèo, trong khi những hộ nghèo thực sự như chúng tôi lại không được xét?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Trước hết, tôi xin được giải thích như sau: Quy định 21 của Bộ LĐTBXH về rà soát hộ nghèo đã nói rõ từng cơ sở, thôn, bản phải xác lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó có bình xét với sự tham gia của, cấp ủy, các tổ chức đoàn thể sau đó công khai.
Nếu như đơn vị vừa nêu làm xoay vòng hộ nghèo là hoàn toàn trái với quy định của Nhà nước và tôi nghĩ rằng cách làm việc đấy dứt khoát cần phải xem xét, rà soát lại cho phù hợp.
Một người dân cho biết, việc bình xét hộ nghèo của xóm tôi được thực hiện theo cách xoay vòng. Tức là nhà này được thì năm sau nhường nhà khác không kể gia đình có điều kiện thế nào. Làm sao lại luân phiên, cào bằng như vậy trong khi một số hộ có của ăn của để lại được đưa vào diện hộ nghèo, trong khi những hộ nghèo như chúng tôi lại không được xét? Xin Bộ trưởng trả lời câu hỏi này của người dân.
- Về vấn đề này, tôi xin được giải thích như sau: Quy định 21 của Bộ LĐTBXH về rà soát hộ nghèo nêu rõ từng cơ sở, thôn, bản phải xác lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó có bình xét với sự tham gia của, cấp ủy, các tổ chức đoàn thể sau đó công khai.
Nếu như đơn vị làm xoay vòng hộ nghèo là hoàn toàn trái với quy định của Nhà nước và tôi nghĩ rằng dứt khoát phải xem xét, rà soát lại cho phù hợp.
- Một cán bộ xóm tại Nghệ An chia sẻ, xóm có hơn 100 hộ thì phải có đến gần 40% thuộc diện hộ nghèo. Nhưng xóm có đưa vào danh sách nhưng xã không chấp thuận. Xã áp xuống số hộ nghèo là 11%, sau nâng lên thành 13%. Nghĩa là xã đặt chỉ tiêu 12% hộ nghèo, chứ dân nghèo nhiều quá lại ảnh hưởng đến thành tích. Bộ trưởng có cách nào để xử lý căn bệnh thành tích này để những người nghèo thực sự được hưởng chế độ của mình?
Nếu địa phương nào làm như vừa nêu là hoàn toàn trái với hướng dẫn, với những chính sách tốt đẹp về người nghèo của Đảng và Nhà nước. Vì chính sách bình xét không vì thành tích, tỷ lệ mà phải thực chất trên thực tế số hộ nghèo đến đâu, nên nếu địa phương ấn định tỷ lệ và áp xuống dưới là trái với hướng dẫn, tỷ lệ đó dứt khoát không được công nhận.
Tôi đề nghị chính quyền cấp trực tiếp, ví dụ cấp xã làm thì cấp huyện phải trực tiếp kiểm tra, xem xét lại, nếu cần thiết phải hủy kết quả bình xét để đảm bảo đối tượng người nghèo được hưởng, dẫu có tỷ lệ lên 16 hay 17%, thực chất có những nơi lên đến 30%, 40% thì vẫn nằm trong diện nghèo theo của Nhà nước quy định.
- Với những địa phương làm sai quy định thì Bộ LĐTBXH có những cuộc thanh tra kiểm tra, phát hiện và xử lý như thế nào?
Thực chất Bộ LĐTBXH đã có những cuộc thanh tra và cũng có ra văn bản yêu cầu địa phương phải làm đúng quy định, rà soát, bình xét lại cho đúng.
- Một người dân khác chia sẻ, cứ vào dịp tháng 10 hằng năm các thôn, làng, cụm dân cư chỗ tôi lại “chạy đua” trong cuộc rà soát bình xét hộ nghèo. Bên cạnh một số hộ không thể thoát nghèo được, thì không ít hộ có tư tưởng không muốn thoát nghèo, thậm chí còn thể hiện rõ quyết tâm “bám trụ” hộ nghèo để tiếp tục nhận ưu đãi của Nhà nước. Vậy Bộ LĐTBXH cùng các bộ, ngành đang có chính sách như thế nào để người dân nâng cao ý thức phấn đấu giảm nghèo, đồng thời có sinh kế để thoát nghèo bền vững?
Về việc “chạy” hộ nghèo, chúng tôi đã nhận được một số phản ánh tại một vài địa phương. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu xem xét lại địa phương đó.
Có hai nhóm chính sách hỗ trợ người dân thoát nghèo. Thứ nhất là hỗ trợ người dân giúp vay vốn, tạo việc làm, chính sách xuất khẩu lao động, hay cho vay cho con đi học sẽ tiếp tục được phát huy. Các chính sách cho không trực tiếp, trong tương lai sẽ dần phải giảm đi.
Bắt đầu từ năm 2016, tiêu chí về hộ nghèo chỉ tính trên phần thu nhập cũng sẽ không phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đề xuất với Chính phủ nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều và đang xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân và địa phương để làm cơ sở xác định chuẩn nghèo đa chiều và áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 và năm 2015 sẽ công bố.
- Bộ trưởng có thể nói rõ chuẩn nghèo đa chiều khác với chuẩn nghèo trước đây như thế nào?
Chuẩn nghèo trước đây chúng ta dựa trên thu nhập chủ yếu nhằm hỗ trợ cho người nghèo giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Chuẩn nghèo đa chiều gồm có nghèo về thu nhập, nghèo về thụ hưởng an sinh xã hội (chăm sóc y tế, giáo dục, nhà ở)… Trên cơ sở chuẩn ấy, có đối tượng chúng ta hỗ trợ để tăng thu nhập ngay nhưng có đối tượng hỗ trợ để cải thiện về y tế hay nhà ở.
- Một người dân phản ánh: Dù gia đình tôi mới chuyển từ diện hộ nghèo sang hộ cận nghèo, nhưng vẫn còn chưa ổn định và có thể quay trở về hộ nghèo bất cứ lúc nào. Ở diện hộ cận nghèo, các chính sách về vay vốn ưu đãi và các chính sách hỗ trợ khác thì tôi nhận thấy thấp hơn nhiều so với hộ nghèo. Vậy xin hỏi Bộ trưởng trong thời gian tới có gì thay đổi trong chính sách hộ nghèo và hộ cận nghèo hay không?
Giữa hộ nghèo và cận nghèo hiện chênh lệch là không đáng kể. Ví dụ ở nông thôn thu nhập 400.000 đồng/tháng/người là hộ nghèo còn thu nhập 420.000-450.000 đồng/tháng/người là hộ cận nghèo nên thiết kế chính sách hỗ trợ cho hộ cận nghèo phải nghiên cứu tiếp tăng lên. Tới đây chính sách phải tiếp tục tạo điều kiện để trước hết là hộ nghèo, sau đấy là hộ cận nghèo tiếp cận với các chính sách ưu tiên của Nhà nước.
- Thưa Bộ trưởng, nhân tháng vì người nghèo, Bộ trưởng có thể cho biết định hướng của Chính phủ đang và sẽ thực hiện đối với chính sách giảm nghèo trong thời gian tới?
Nhân tháng vì người nghèo, trong phiên họp Chính phủ tháng 9/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chỉ đạo riêng đối với các lĩnh vực an sinh nói chung, trong đó có giảm nghèo nói riêng, phải hết sức ưu tiên đặc biệt đối với những hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, miền núi để giảm khoảng cách chênh lệch. Và những chính sách cụ thể của đồng bào dân tộc phải được xem xét, rà soát để tạo điều kiện cho họ giảm nhanh tỷ lệ nghèo.
Thứ hai, là không để chuẩn nghèo theo thu nhập nữa mà tiếp tục nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều như đã nói ở trên.
Thứ ba, là các địa phương phải nghiêm túc trong việc xem xét, đánh giá triển khai các chính sách của Chính phủ về giảm nghèo và đảm bảo thực chất. Những trường hợp làm không đúng phải xem xét trách nhiệm và chỉ đạo cụ thể.
- Xin hỏi Bộ trưởng về việc "phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho các bà mẹ có chồng và 1 con trai hy sinh trong kháng chiến mà sau đó tái giá". Trong chuyên mục Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời lần trước, Bộ trưởng cho biết đã ủng hộ chủ trương phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các mẹ kể trên, nhưng Bộ trưởng sẽ tham vấn thêm các cơ quan phối hợp. Vậy đến thời điểm này đã có chính sách cụ thể cho các bà mẹ kể trên hay chưa?
Thứ 6 vừa rồi (ngày 10/10), Bộ LĐTBXH, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ đã có thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai thực hiện. Trên cơ sở thông tư này các trường hợp nêu đó sẽ được xem xét giải quyết theo hướng dẫn tại Thông tư. Dẫu có muộn nhưng rất thiết thực, là việc làm đầy trách nhiệm của thế hệ hiện nay đối với những người đã cống hiến đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!