Pháo phản lực là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh Việt Nam (gồm pháo nòng dài, lựu pháo, pháo cối, pháo phản lực) được dùng để tấn công mục tiêu diện rộng. Pháo phản lực có tốc độ bắn rất nhanh, hàng trăm phát đạn trong một phút, sức hủy diệt lớn. Hiện lực lượng pháo binh Việt Nam chủ yếu trang bị 2 loại pháo phản lực BM-14 (ảnh) và BM-21.
Cận cảnh giàn phóng 16 nòng cỡ 140mm của pháo phản lực BM-14. Ảnh minh họa nước ngoài
BM-14 có tốc độ bắn 2 viên/giây, với 16 quả chỉ cần 8 giây là bắn hết, tầm bắn tối đa là gần 10km. Trong ảnh là các xe pháo phản lực BM-14 của pháo binh Việt Nam tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập chống đổ bộ đường biển. Nguồn: Báo QĐND
Trong ảnh là đạn pháo phản lực BM-14 oanh tạc mục tiêu cuộc diễn tập chống đổ bộ đường biển của Quân khu 9 năm 2012. Nguồn: Báo QĐND
Loại pháo phản lực thứ 2 có mặt trong trang bị cho pháo binh Việt Nam là pháo phản lực BM-21 Grad do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1960. Ảnh minh họa nước ngoài
Pháo phản lực BM-21 Grad được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp của hãng Ural hoặc Zil. Hầu hết các loại pháo phản lực đều đặt trên xe bánh lốp hoặc bánh xích để cơ động khi truy đuổi mục tiêu hoặc tránh địch phản kích. Nguồn: Báo Tin Tức
BM-21 Grad thiết kế với giàn phóng pháo 40 nòng cỡ 122mm. Việc nạp đạn được thực hiện bằng tay và mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống, nhưng chỉ cần chừng 20 giây để bắn hết đạn. Trong ảnh là pháo phản lực BM-21 Grad trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của bộ đội Việt Nam. Nguồn: Báo QĐND
BM-21 Grad có khả năng bắn nhiều loại đạn: đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn chống tăng chứa đạn con. Nguồn: Báo QĐND
Tùy từng biến thể, đạn pháo 122mm của BM-21 Grad đạt tầm bắn từ 15-40km. Nguồn: Báo QĐND
Đạn rocket của pháo BM-21 Grad đang khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Binh đoàn Cửu Long năm 2012. Nguồn: Báo QĐND
Nhật định "dụ dỗ" Australia để cùng đối phó Trung Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát ‘lá chắn thép’ Bastion trên biển
Nhật Bản hé lộ vũ khí mật bảo vệ Senkaku
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị phóng nổ cơ động
Chỉ có Trung Quốc mới “trị” được Triều Tiên?
Máy bay Trung Quốc từng suýt tử nạn vì tiêm kích Nhật