Đi từ sự ngạc nhiên, thán phục, thậm chí là sùng bái đến mức thần thánh hóa... nhiều người không khỏi ôm bụng cười, "ngã ngửa" thậm chí tẽn tò khi biết sự thật của những sự vụ "lạ lùng" mà họ biết đến, tưởng tượng lúc ban đầu lại lãng nhách đến vậy.
Dưới đây là một số sự vụ lạ lùng gây xôn xao dư luận trong thời gian qua:
Chim lạ ăn 1kg thịt mỗi ngày chỉ là loài bìm bịp
Ngày 14/6, trong lúc đang chặt tre trong vườn nhà mình, anh Bùi Văn Tùng (xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, Lương Sơn, Hòa Bình) đã bắt được một tổ chim với 2 con chim rất lạ. Mỗi con nặng khoảng 0,4 kg, lông vằn đan xen giữa màu vàng và đen. Chân màu đen và có móng vuốt rất sắc. Hai con kim này không hót hay kêu như những loài chim thông thường mà phát ra tiếng kêu “phì phì”, “khè khè”như loài rắn hổ mang chúa .
Theo anh Tùng, dù đã từng bắt gặp rất nhiều loài chim nhưng từ trước đến nay anh chưa hề thấy loài chim mà theo anh là “rất kỳ lạ” này. Và không chỉ anh Tùng người dân ở Hòa Bình và nhiều địa phương lân cận đều chưa từng thấy con chim này bao giờ. Chính vì vậy, đôi chim non nói trên nhanh chóng trở thành tiêu điểm cho mọi cuộc tranh luận và thu hút sự quan tâm của nhiều người dân hiếu kỳ.
Có ý kiến cho rằng đó là chim diều hâu, có người phỏng đoán đó là loài chim cắt. Trong khi đó cũng có người cho rằng đây là một loài đại bàng núi…
Đôi chim lạ được nhiều người chú ý đoán già đoán non.
Ngay khi sự kiện này được phản ảnh trên các trang báo điện tử, nhiều bạn đọc đã gửi lời giải đáp đến. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định đó là loài bìm bịp, tên khoa học là Centropus sinensis. Loài chim này sống chủ yếu ở miền Nam và miền Trung nên những người ở miền Bắc nói chung và Hòa Bình nói riêng không biết nhiều đến chúng. Loài này thường làm tổ ở bụi tre, tổ to như cái thúng. Nó được dân gian cho là 1 vị thuốc quý có tác dụng bổ dương, tăng cườing sinh lực đàn ông.
Loài chim này nuôi lâu co thế quen nhà thả ra nó đi kiếm ăn rồi lại về, thức ăn của chúng rất đa dạng nhưng món khoái khẩu là cóc, nhái
“Rồng” thời Lý chỉ là loài giun tơ biển
Tại khu đầm lầy hoang vắng ven biển trong khu vực Vịnh Hạ Long, độc giả đã bắt gặp một sinh vật có nhiều đốt, chân tựa như loài rết nhưng các chân thì rất mềm mại có nhiều màu sắc chuyển từ đỏ, cam đến vàng rồi trắng, giữa thân có đường chỉ đen chạy dọc sống lưng.
Nhìn thoáng qua sinh vật trông giống như con rết nên một số người đoán già đoán non rằng có thể nó là "con rết biển". Một số người lại thấy sinh vật này có bề ngoài rất giống hình tượng rồng trong các tác phẩm điêu khắc thời Lý.
Hình ảnh loài gian tơ biển khiến người ta liên tưởng tới tạo hình rồng trong các công trình kiến trúc thời Lý.
Tuy nhiên, theo TS Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, đây là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi. Loài giun này sống vùi mình giữa các khe hang nhỏ chằng chịt ở nền đáy như cát bùn, bùn cát, sét cát, giữa các mảnh vụn vỏ sinh vật như san hô chết, trai ốc biển, mùn bã thực vật ngập mặn. Do vậy vùng biển vịnh Hạ Long là nơi sinh cư phổ biến của các loài này.
Giun nhiều tơ hoàn toàn khác rết. Hai bên thân nhiều tơ có các chân phụ kiểu “chân bên”. Mỗi chân bên đều có các thùy bụng, thùy lưng, thùy giữa và các xúc tu. Chúng có lông bảo vệ với nhiều gai sắc nhọn...
Điều ấn tượng khiến nhiều người ví von giun nhiều tơ giống rồng thời Lý chính là sự uốn éo của nó. Khi ở trong nước, gặp ánh sáng khúc xạ chiếu vào làm nó có màu vàng lóng lánh. Khi bơi, khi bò, loài giun phải vặn mình để các chân, lông làm nhiệm vụ vận động nên trông nó uốn éo như “rồng”.
Cây vải thiêng “khóc” suốt đêm ngày vì ve sầu… đái
Mới đây, hàng đoàn người khắp nơi ùn ùn kéo về gia đình anh Nguyễn Văn Dũng (ở tổ 63, khu 5, Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh) và xì sụp khấn vái trước bàn thờ vừa được lập dưới gốc một cây vải được cho rằng “biết khóc”.
Nguyên do là bởi thời gian gần đây, giữa các cành lá của cây vải này nước cứ chảy ra như mưa, ướt hết cả khoảng sân rộng.
Cây vải thiêng khiến dư luận xôn xao vì được cho là có ma nữ ngự trên cây ban lộc.
Sự việc “cây vải tự nhiên biết khóc” đã khiến nhiều người tò mò đổ xô đến nhà anh Dũng. Tin đồn càng thêm huyền bí khi người dân cho rằng, trên cây vải là nơi “ngự tọa” của một ma nữ bị chết oan. Một đồn mười, mười đồn trăm nên tin tức nhanh chóng lan đi xa và ngay trong các ngày sau đó khách thập phương từ khắp nơi đổ về đây xem cây “khóc” và xin lộc cây nườm nượp từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên hiện trường, nước từ cây chảy xuống nhỏ từng giọt li ti trong khu vực có đường kính khoảng 2m, các khu vực khác không có. Thử dùng tay sờ vào giọt nước được cho là “nước mắt của cây” thì thấy có biểu hiện dính dính như nhựa cây.
Thêm vào đó, mấy ngày qua, không khí trong vùng này luôn ẩm thấp, có nhiều sương. Sương đêm tích tụ trên các tán lá ở tầng cao nhỏ thành dòng xuống tầng lá thấp, hơn nữa, trên cây vải này có hàng nghìn con ve sầu đậu, nước giải của ve sầu cộng với sương đêm đã tạo nên hiện tượng như vậy. Còn hiện tượng nước ướt đẫm gốc cây, thực chất là do cây ở gần giếng nước sinh hoạt của
Hiên tương "cây khóc" không phải mới xảy ra lần đầu. Vào năm 2005 tại xã Bản Lầu, huỵện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cũng có hiện tượng "cây khóc" (càng đêm càng "nức nở"). Gia đinh có cây đã xin được xây điện thờ, dân tứ phương đến vái lạy, thắp hương cầu khấn; dân địa phương cũng được hưởng lộc nhờ trong xe và bán đồ ăn uống. Trước thực trạng đó, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo làm rõ sự việc. Đài PTTH tỉnh vào bắc rạp lên ngọn cây để quay cảnh "cây khóc". Thì ra, về đêm hàng trăm, hàng nghìn con ve đậu trên cành cây đua nhau tè, làm cây ướt sũng như mưa phùn. Khi được xem cảnh ấy nhiều người đã mất công đến xem và hứng nước đái ve rửa mặt lấy may được phen cười vỡ bụng.
(Còn nữa..)