Rùa Chelonoidis elephantopus đã được tìm thấy sau 150 năm - Ảnh: ĐH Yale
Trên tạp chí Current Biology (Sinh học ngày nay) số ra ngày 10-1, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale (Mỹ) cho biết đã có bằng chứng ADN cho thấy loài rùa mà họ tìm thấy là hậu duệ của loài Chelonoidis elephantopus, đã biến mất 150 năm qua.
Họ cho biết đã phân tích gen của gần 2.000 con rùa khổng lồ trên đảo Isabela và so sánh với gen của mẫu vật loài Chelonoidis elephantopus ở bảo tàng. Kết quả có 84 con có bộ gen cho thấy chúng có ít nhất một bố hoặc mẹ là thành viên loài Chelonoidis elephantopus, và các nhà khoa học cho rằng thậm chí các con bố mẹ này vẫn còn sống và tiếp tục sinh sản.
Rùa Chelonoidis elephantopus được nhà bác học Charles Darwin phát hiện vào năm 1853 và biến mất chỉ ít lâu sau đó do bị những người săn cá voi săn bắt lấy thịt.
Rùa Chelonoidis elephantopus trưởng thành có thể nặng trên 400kg và dài 1,8m.