Rận ăn lưỡi
Cymothoa exigua hay còn được gọi là “rận ăn lưỡi” là loài giáp xác ký sinh chui qua mang trước khi gắn vào lưỡi cá. Khi đó, sinh vật kỳ dị này dùng móng vuốt phía trước để trích máu, khiến lưỡi cá bị teo dần teo mòn do thiếu máu. Trong hành động cuối cùng đáng sợ, loài động vật sống bám sẽ phá hủy lưỡi cá và sau đó tự gắn vào gốc lưỡi và trở thành lưỡi mới của con cá.. Loài này được cho là vô hại đối với con người trừ khi nó bị bắt khi còn sống, trong trường hợp đó nó có thể cắn.
Loài sâu mắt Ấn Độ
Thường được gọi là “con sâu mắt”, ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của ruồi và chui vào da vật chủ tồn tại trong nhiều năm, cho đến một ngày người đó phát hiện dấu hiệu bất thường trong mắt của mình. Chúng thường được tìm thấy ở châu Phi và Ấn Độ. Các triệu chứng dễ nhận thấy là bị ngứa ngáy, đau khớp và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Giun tròn Guinea
Đây là loài giun khét tiếng và là một trong những ký sinh trùng từng được một sử gia Hy Lạp ghi lại trong những tài liệu cổ xưa về hành vi của nó vào thế kỷ 2 sau công nguyên. Không chỉ ảnh hưởng đến chó, mèo, ngựa bò và các động vật khác, giun Guinea gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Loài này thường thấy ở châu Phi và châu Á.
Giun Guinea có thể dài cả mét, giống như sợi mì Ý, trở thành sinh vật ký sinh hết sức nguy hiểm khi thâm nhập cơ thể con người. Khi bị nhiễm ấu trùng giun Guinea, khoảng một năm sau đó, nó tạo ra các vết phồng rộp, thường xuất hiện ở chân hoặc bàn chân. Trong vòng 72 giờ tiếp đó, vết phồng rộp bị vỡ lộ ra loài hút máu đáng sợ này. Cảm giác đau rát khiến người bệnh phải ngâm chân trong nước và như thế đã vô tình tạo điều kiện cho giun Guinea đẻ hàng trăm hàng ngàn ấu trùng vào nước.
Giun chỉ gây bệnh chân voi và mù mắt
Giun chỉ có hình tròn chỉ có thể lây truyền qua muỗi, tấn công hạch bạch huyết, nơi chúng gửi tấm thân mảnh dẻ như sợi chỉ gây ra tình trạng tắc nghẽn, đưa đến biến chứng “chân voi” với các triệu chứng như viêm khớp, phát ban da, sẩn mày đay. Ngoài ra, nó còn gây ra bệnh "mù sông" (onchocerciasis), một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mù lòa trên thế giới. Giun chỉ ký sinh trên người, gia súc, cừu và chó.
Kiến thây ma
Những loài kiến bị nhiễm bệnh thường được gọi với cái tên phổ biến là “kiến thây ma”. Giống như trong các bộ phim kinh dị, loài kiến bị nhiễm nấm parasitoidal sẽ làm thay đổi hành vi của chúng. Nấm sẽ ra lệnh buộc nạn nhân rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá. Đến khi bị nấm kết thúc cuộc đời, xác kiến vẫn cắm chặt vào phần thân lá. Cuối cùng, nấm sát thủ sẽ sản sinh một cái cuống dài, đâm xuyên đầu kiến và nhô ra ngoài, bắt đầu phun bào tử để săn con mồi khác.
Ong bắp cày
Ong bắp cày ký sinh khét tiếng với những ý tưởng bệnh hoạn nhưng cực kỳ thông minh. Loài ký sinh đáng sợ này chính là nguồn cảm hứng chính để ra đời bộ phim kinh dị nổi tiếng Alien năm 1979. Sau khi thâm nhập vào loài sâu bướm, phôi ong dạng trứng bọc phát triển trong khoảng 14 ngày. Trong cuộc tấn công sinh học độc đáo của thế giới động vật, phôi ong tiết ra loại virus để làm tê liệt vật chủ. Sau vết cắn, ong bắp cày sẽ điều khiển hoạt động của sâu bướm, biến chúng là những vệ sĩ bảo vệ cho mình.
Cua sacculina
Ký sinh này sau khi thâm nhập sẽ kiểm soát chức năng sinh sản hữu tính hoặc giết chết vật chủ. Nếu vật chủ là cua cái, nó sẽ lây lan ấu trùng sacculina và sản sinh cua con. Ngoài ra, nếu vật chủ là cua đực, sacculina biến đổi cơ thể hoạt động giống như cua cái để sinh sản.
Bướm Niphanda
Bướm ký sinh này đánh cắp nguồn dinh dưỡng từ loài kiến lưng cong (Caponotus japonicas). Bước đầu tiên, bướm Niphanda bay vào tổ kiến khiến kiến thợ tiết ra hóa chất. Loài sâu bướm tiếp tục được nuôi dưỡng bởi những con kiến trong tổ cho đến khi hóa nhộng.
Dây tơ hồng
Trong khi hầu hết các loài thực vật khá thụ động thì dây tơ hồng (cuscuta) là loài ký sinh trùng sống nhờ vào các cây khác. Nó có thể phát triển và lây lan với tốc độ khủng khiếp.