Tiếp tục cập nhật
Trước đó, trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm.
Sau đó, Quốc hội đã bầu Ban kiểm phiếu gồm 29 thành viên. Ông Huỳnh Văn Tí, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận được bầu làm Trưởng ban kiểm phiếu. Có 484 đại biểu có mặt tại hội trường và 100% đồng ý thông qua ban kiểm phiếu.
Trưởng ban kiểm phiếu Huỳnh Văn Tí thông báo, hướng dẫn các đại biểu về quy trình, thể thức ghi phiếu tín nhiệm, cách thức quy định phiếu hợp lệ và phiếu không hợp lệ. Mỗi đại biểu được phát 11 lá phiếu với tổng số 50 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm theo danh sách đã được thông qua gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm các ủy ban, cơ quan của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo ban kiểm phiếu, việc lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện với 3 mức độ: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp”. Ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu đến các đại biểu. Đúng 8 giờ 30 phút, các đại biểu bắt đầu ghi phiếu.
Rút kinh nghiệm lần lấy phiếu tín nhiệm trước, lần này, các đại biểu Quốc hội được dành thời gian 30 phút để suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ghi phiếu tín nhiệm với các chức danh. Đúng 9 giờ, việc bỏ phiếu đã được các đại biểu tiến hành. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Ban kiểm phiếu công bố công khai vào chiều nay (15.11).
Các đại biểu có thể lựa chọn ngồi tại Hội trường lớn để ghi phiếu hoặc dời ra phòng làm việc của Đoàn đại biểu để ghi phiếu. Thời gian ghi phiếu là 30 phút.
Theo quan sát, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã ngồi tại chỗ để ghi phiếu và đa số các đại biểu khác cũng lựa chọn tương tự.
Đây là lần lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2, sau lần thứ 1 được tổ chức vào tháng 6.2013. Hoạt động này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là “trên thế giới chỉ mới có duy nhất Việt Nam thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo hình thức này”.
Quốc hội dành 30 phút để đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đại biểu có thể lựa chọn tại hội trường hoặc về tổ. Số lượng người kiểm phiếu lần này đông hơn lần thứ nhất, thời gian kiểm phiếu cũng kéo dài hơn.
Cuối buổi chiều nay, Quốc hội sẽ công bố kết quả kiểm phiếu và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Năm 2013, người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - tân Ủy viên Bộ Chính trị - với 372 phiếu. Người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với 209 phiếu.
Trước đó, theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, lá phiếu gửi đến đại biểu ghi rõ họ tên, chức vụ của nhân sự với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Dựa trên báo cáo của các bộ trưởng, trưởng ngành và thực tiễn (trong đó có kiểm kê tài sản), đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn mức đánh giá phù hợp.
Rút kinh nghiệm lần lấy phiếu tín nhiệm trước, thời gian gấp gáp vội vàng, lần này đại biểu có 30 phút nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định, có thể lựa chọn tại hội trường hoặc về tổ. Số lượng người kiểm phiếu lần này đông hơn lần thứ nhất, thời gian kiểm phiếu cũng kéo dài hơn.
50 vị được lấy phiếu lần này gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch, 4 phó chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng, 5 Phó thủ tướng, 21 Bộ trưởng; Chánh án tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Năm 2013, người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - tân Ủy viên Bộ Chính trị - với 372 phiếu. Người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với 209 phiếu.
Năm nay, danh sách lấy phiếu có thêm 4 vị mới là các ông Nguyễn Đức Hiền (Trưởng ban Dân nguyện), Nguyễn Văn Nên (Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Hữu Vạn (Tổng kiểm toán), Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính). Hai nhân sự giữ cương vị mới là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Ông Nguyễn Thiện Nhân không vào danh sách sau khi rời vị trí phó thủ tướng.