Tân Hoa Xã dẫn cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân thành phố Dongying, nêu Ni là cựu phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Huy (đông TQ), phải hầu tòa vì nhận hối lộ khoáng 13 triệu Nhân dân tệ (2,1 triệu USD) chủ yếu là những viên ngọc, cùng tiền mặt, các tác phẩm nghệ thuật những 49 lần từ năm 2000 đến năm 2012.
Kẻ đưa hối lộ từ quan chức của 9 công ty bất động sản, mỏ….
Lợi dụng chức vụ, Ni “tranh thủ” hưởng lợi từ các công ty này, đổi lại là giúp họ biết trước các dự án nhà ở, giải tỏa nhà dân và tái định cư người dân để lấy đất cho các công ty làm ăn.
Viện kiểm sát còn cáo buộc Ni là quan tham Trung Quốc có nhà to 1 triệu USD (5,8 triệu NDT). Ông ta chưa thể giải thích lấy đâu ra nhiều tiền để có tòa nhà này.
Theo tuyên bố của tòa án nhân dân sơ thẩm Dongying (tỉnh Sơn Đông), các kiểm sát viên, Ni cùng luật sư đã đối chất về tang vật, và “hai bên đã thể hiện đầy đủ quan điểm”. Tòa nói sẽ công bố phán quyết sau.
Phiên tòa này là diễn biến mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch TQ Tập cận Bình, người nói tham nhũng đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản TQ (CPC).
Ni là quan cấp tỉnh thứ ba bị điều tra từ khi ông Tập nắm quyền lực. Phiên tòa xử Ni diễn ra một tuần sau khi TQ bắt giữ cựu ủy viên Bộ chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, cán bộ đảng viên cấp cao nhất dính líu những cáo buộc tham nhũng.
Trong khi các quan tham TQ thường giấu kỹ những nguồn lợi bất chính, các nhà điều tra của Ủy ban kiểm tra-kỷ luật trung ương (CCDI, thuộc CPC) nói Ni phạm sai lầm khi chuyển thói tham của mình thành nỗi ám ảnh: Ni luôn đeo một sợi dây chuyền bằng ngọc, cùng bỏ túi kính hiển vi để sẵn sàng xem ngọc mỗi khi muốn tăng tầm cỡ bộ sưu tầm ngọc của mình.
Theo trang web của báo nhà nước China News, Ni “mỗi cuối tuần lần lượt bày trải những mẫu ngọc ưng ý nhất để lần lượt chiêm ngắm từng mẫu. Mỗi tuần ông ta lau chùi số ngọc cẩn thận. Còn khi đi công tác, dù bận rộn đếu đâu, ông ta sẽ dành thời gian đi thăm chợ mua bán ngọc”.
Khi Ni thăng quan tiến chức ở An Huy, ông ta lập tức hưởng lộc, điều phổ biến với người có tầm ảnh hưởng chính trị ở TQ.
Ngay sau khi trở thành phó chủ tịch tỉnh, phụ trách mảng quản lý đất đai và nguồn tài nguyên hồi năm 2008, ông ta nhận hối lộ những 49 lần. Ni còn tự phong là chủ tịch danh dự của Hiệp hội ngọc tỉnh An Huy, “dù không được cơ quan cho phép”.
CCDI nói một doanh nhân bắt đầu hối lộ Ni bằng ngọc, để lấy giấy phép khai thác mỏ và đất đai, sau khi Ni khen viên ngọc đính ở dây lưng của doanh nhân này.
CCDI bắt đầu điều tra Ni từ thàng 6.2013, sau khi có tin ông ta trốn tránh các nhà điều tra suốt một năm trước, bằng cách trả lại một phần bộ sưu tầm ngọc cho doanh nhân này. Rồi khi cảm thấy đã an toàn, Ni đòi doanh nhân này đưa lại.
Ni, 60 tuổi, bị khai trừ đảng hồi năm 2013. Ni đã nhận tội, chờ bị tuyên án. Nhưng chưa rõ bộ sưu tập ngọc của ông ta có số phận thế nào. Trên lý thuyết, tang vật tịch thu sẽ được bán đấu giá, tiền thu vào công quỹ.
Nhưng một người có ý kiến, lo ngại số tiền ấy lại chui vào túi các quan tham.
Luật sư bào chữa Wei Liangyue nói: “Có rất nhiều vấn đề trong chuyện này. Tôi từng nghe các đồng nghiệp nói một số tang vật tịch thu bị mất sau khi phiên tòa kết thúc”.
Theo Hiệp hội kinh doanh đá quý-kim hoàn TQ, hoạt động mua bán ngọc TQ đạt khoảng 5 tỷ USD/năm, chủ yếu là nguồn ngọc nhập lậu từ Myanmar.
Từ lâu, ngọc được dân TQ ca ngợi là đẹp và đem lại điềm lành, giúp người sở hữu sống thọ, và nó cũng tiện cho quan tham “rửa” hơn là nhận hối lộ bằng tiền mặt.
Tạp chí “Đi tìm sự thật” của CPC viết: “Ngọc có giá trị, có ý nghĩa và an toàn ơn bất kỳ dạng thức giàu có nào khác”.