Phương pháp hạn chế biến chứng sởi

Hầu hết những ca tử vong ở trẻ nhiễm sởi đều do các biến chứng kèm theo khi mắc sởi gây nên. Vì thế việc phòng ngừa hạn chế biến chứng.


BS Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban đỏ chi chít toàn thân mà là các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm loét giác mạc"


Do vậy, bước đầu tiên quan trọng nhất để ngừa bệnh sởi và những biến chứng của sởi vẫn là tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt, đối với bệnh sởi, việc tiêm chủng 2 lần là cực kỳ quan trọng


Đối với những trẻ và cả người lớn đang bị bệnh sởi, nên hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người để hạn chế lây nhiễm, ít nhất là 4 ngày trước khi đốm sởi xuất hiện và 4 ngày sau khi đốm sởi đã xuất hiện


Sởi thường biến chứng nặng ở trẻ em được nuôi dưỡng kém (trẻ suy dinh dưỡng), đặc biệt những trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch của chúng bị suy giảm do HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác


Biến chứng nặng do sởi có thể tránh được thông qua việc điều trị hỗ trợ nhằm đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước


Dung dịch này thay thế cho dịch và các yếu tố cần thiết đã bị mất qua tiêu chảy và nôn. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định điều trị các nhiễm trùng tai và mắt, và viêm phổi
Theo bác sĩ Chính, trẻ em ở các nước đang phát triển mắc bệnh sởi cần được bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ


Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm 50% số lượng các trường hợp tử vong do bệnh sởi


Bên cạnh đó cần bổ sung dinh dưỡng có nhiều vitamin A, là loại vitamin rất cần để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn


Những loại thực phẩm có vitamin A nhiều nhất dưới đây các mẹ có thể chọn cho con ăn: khoai lang đỏ, cà rốt, rau lá xanh đậm, bí đỏ, rau xà lách xanh, mận-đào-mơ, dưa cam, ớt đà lạt, cá ngừ, các loại trái cây vùng nhiệt đới


Khi bị bệnh sởi, người bệnh cần được đưa đến gặp bác sỹ ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần được nghỉ ngơi tối đa, uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây, trà thảo dược (vì khi sốt cơ thể sẽ mất nhiều nước), giảm thiểu hoạt động mắt (đeo kính đen, tránh đọc sách và tiếp xúc máy tính hay ti vi)


Để tránh biến chứng nguy hiểm, nên kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ
Nếu trẻ không xuất hiện những biến chứng do sởi thì tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh, chỉ nên dùng B1 và Vitamin C liều cao. Nếu xuất hiện những biến chứng thì nên cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để điều trị


Luôn vệ sinh quần áo, chăn màn, ga giường của trẻ và phơi riêng. Nên giặt giũ bằng nước nóng để diệt khuẩn. Nhớ phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, sau đó nên là quần áo và thay mới những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của trẻ như: khăn mặt, bàn chải đánh răng..


Với trẻ em, khi trẻ mắc bệnh mà chưa nhiễm sởi các mẹ nên tránh đưa con tới các bệnh viện là tâm điểm của dịch để phòng ngừa con bị lây nhiễm chéo theo bệnh sởi, dẫn tới những biến chứng nặng nghiêm trọng hơn. Thay vì vậy các mẹ hãy đưa con tới bệnh viện cấp dưới vì ở đó hoàn toàn có thể điều trị sởi