Các viện nghiên cứu, trường đại học và đối tác ở Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ và Nga đều tham gia vào sáng kiến này.
Mục đích trước nhất của NEOShield là để tìm hiểu chi tiết ba biện pháp khả thi nhất để giảm nhẹ tác động của thiên thạch: phương pháp dụng động lực, trọng lực và chất nổ.
Uỷ ban Châu Âu đang tài trợ một khoản tiền lớn để ủng hộ sáng kiến mang tên NEOShield (là chắn vật thể gần trái đất).
Đó là vấn đề nan giải nhất mà Alan Harris, nhà khoa học cấp cao và lãnh đạo dự án NEOShield tại Viện nghiên cứu hành tinh của Đức nhấn mạnh. “Khía cạnh khoa học của dự án này bao gồm việc phân tích dữ liệu quan sát về các NEO và các thí nghiệm về những vật có thể phóng vào bề mặt thiên thạch.
Các chuyên gia của châu Âu đang thảo luận biện pháp dùng động lực dựa trên nghiên cứu của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu.
NEOShield sẽ sử dụng nhiều mô hình máy tính và các mô phỏng để giúp các nhà khoa học nâng cao kiến thức và áp dụng vào bối cảnh thực tế. “NEOShield được thực hiện từ giữa tháng 1, và trong 3 năm tới sẽ tìm hiểu các biện pháp có thể áp dụng để ngăn chặn vật thể gần trái đất như các thiên thạch hay sao chổi va vào trái đất,” quan chức của cơ quan hàng không vũ trụ Đức cho biết.
Với khoản tiền 4 triệu euro, Liên minh sẽ nghiên cứu các tính chất của những vật thể gần trái đất và đề ra kịch bản va chạm có thể xảy ra.
Trong những năm qua, các chuyên gia đang nghiêng về ý tưởng dùng phương pháp trọng lực. Phương pháp này sử dụng phi thuyền để làm chệch hướng một vật thể gần trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với nó vì chỉ sử dụng lực hấp dẫn để thay đổi đường đi của vật thể.
Trong khi đó, biện pháp dùng chất nổ trong vũ trụ hiện đang gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, không có dự án nào để đối phó với nguy cơ thiên thạch va chạm có thể hoàn thành mà không tính đến “giải pháp cuối cùng”, đó là khi hành tinh của chúng ta đang bị đe doạ bởi một vật thể rất lớn mà con người được cảnh báo trước không lâu.
“Với một thiên thạch có đường kính lớn hơn 5 dặm mà thời gian chuẩn bị của chúng ta chưa đến 5 năm thì phương pháp dùng thuốc nổ có thể là cách khả thi nhất,” Harris nói. “Các đồng nghiệp người Nga của chúng tôi sẽ xem xét chi tiết khía cạnh vật lý của việc một thiên thạch phản ứng với một vụ nổ hạt nhân trên bề mặt nó như thế nào”.
Harris cho biết các chuyên gia Nga cũng sẽ nghiên cứu kết quả có thể xảy ra nếu biện pháp làm chệch hướng không hoặc không thực sự thành công.
“Chúng tôi không ủng hộ biện pháp thử nổ hạt nhân trên không trung và sẽ không nghiên cứu công nghệ vũ khí hạt nhân,” Harris nhấn mạnh.
Mục đích cuối cùng của dự án NEOShield là để sử dụng kiến thức thu được từ các nghiên cứu nhằm đưa ra thiết kế cho các sứ mệnh thử nghiệm giảm nhẹ tác động của thiên thạch, từ đó làm sáng tỏ khả năng thực hiện của biện pháp dùng trọng lực và động lực.
Một lựa chọn có thể xảy ra là dùng kết hợp biện pháp trọng lực và động lực. Tuy nhiên, biện pháp này có thể cực kỳ tốn kém. Vì thế, các nhà khoa học đang xem xét những giải pháp thay thế giá rẻ hơn. Bất kỳ ý tưởng có vẻ khả thi và hiệu quả này cũng sẽ được nghiên cứu trong dự án kéo dài 3 – 5 năm.