Phát hiện trường hợp ung thư vú đầu tiên từ bộ xương 4200 năm tuổi?

Qua bộ xương của người Ai Cập 4200 năm tuồi này, nhóm nghiên cứu của trường đại học ở Tây Ba Nha tin rằng đây chính là bằng chứng về trường hợp ung thư vú đầu tiên trong lịch sử.

Một nhóm nghiên cứu ở trường đại học Tây Ban Nha đã phát hiện ra sự bất thường trong bộ xương 4200 năm tuổi của người phụ nữ Ai Cập trưởng thành. Họ tin rằng đây chính là bằng chứng lịch sử đầu tiên về trường hợp mắc bệnh ung thu vú .

Bộ trưởng khảo cổ Mamdouh el-Damaty cho biết xương của người phụ nữ này - những người sống ở cuối của triều đại thứ 6 Pharaonic có một sự suy giảm đột ngột. Ông cho biết, qua nghiên cứu hài cốt của họ cho thấy khi sống đã bị phá hủy do ung thư vú di căn.

Mặc dù ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết hiện nay, tuy nhiên nó lại dường như không hề xuất hiện trong hồ sơ khảo cổ học. Mặc dù các bệnh khác đều được biết tới, bởi chúng ta luôn nghĩ rằng bệnh ung thư chủ yếu do lối sống hiện đại và căn bệnh này không tồn tại ở những thời kỳ trước.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Jaen đã xác nhận rằng đây là người phụ nữ sống vào cuối triều đại thứ 6 (2200 TCN) và là một quý tộc thuộc tầng lớp cao ở Elephantine, Ai Cập.

Các độc tính của bệnh cản trở mọi hoạt động của cơ thể và mặc dù được điều trị và chăm sóc trong suốt một thời gian dài nhưng cái chết đã đến với cô sớm hơn.

Hài cốt này được phát hiện ở nghĩa địa của Qubbet el-Hawa, phía tây của thành phố miền nam Aswan.

Theo cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế thế giới, các trường hợp ung thư mới đã tăng lên khoảng 14 triệu một năm vào năm 2012, con số này cho thấy các ca ung thư đã tăng lên 22 triệu trong vòng 20 năm.

Năm ngoái, một máy chụp cắt lớp độc đáo đã xác định xác ướp 2.500 năm tuổi ở Siberia chết sau do bị ung thư vú cấp tính.