Phát hiện hóa thạch của người cổ lai cách đây khoảng 120.000 năm

Các hóa thạch của người cổ lai cách đây khoảng 120.000 năm được phát hiện trong một hang động ở miền Bắc Trung Quốc.

Hóa thạch của một sinh vật bí ẩn cổ xưa giống cả người Neanderthal lẫn người hiện đại, đã được khai quật ở một hang động thuộc miền Bắc, Trung Quốc.

Hóa thạch có niên đại 60.000 và 120.000 năm đã cho thấy đây là một loài chưa được biết đến trước đây với bất kỳ tổ tiên hominin nào. Các nhà khoa học cho biết đây là loại hóa thạch của người cổ lai từ hai loài người khác nhau.


Những chiếc răng của một sinh vật cổ xưa giống cả người Neanderthal lẫn người hiện đại

Mới đây, trung tâm nghiên cứu quốc gia về sự phát triển của nhân loại ở Burgos, Tây Ban Nha đã thực hiện một phân tích mới từ những chiếc răng cổ. Những chiếc răng cổ này được so sánh với 5000 chiếc răng khác nhau đã được tìm thấy từ các loài hominin.

Một số chiếc răng này có đặc điểm giống với loại cũ hơn loài Homo erectus, trong khi một số khác lại giống người Neanderthal.


Các nhà nghiên cứu tập trung phân tích các vị trí lõm trên những chiếc răng

Giáo sư Martinon-Torres nói: "Hiện, chúng tôi chưa thể xác định đây là một loài mới. Vì chúng tôi cần so sánh với các loài khác nữa".


6 hàm răng của loài chưa được biết đến

Các nhà nghiên cứu đang hy vọng họ sẽ tìm thấy xương cũng như các phần khác của cơ thể loài người cổ lai ở châu Á, có thể giúp họ giải quyết những bí ẩn.

Một nghiên cứu khác được công bố tuần qua khi phát hiện ra xương hàm của người cổ đại sống cách đây 200.000 năm ở dưới biển Đài Loan cho thấy, một loài người nguyên thủy mới có thể đã sống ở châu Á.


Địa điểm phát hiện hóa thạch ở miền Bắc, Trung Quốc