NÓNG 24h: Xử phúc thẩm Dương Chí Dũng; Nổ cây xăng ở TPHCM

Diễn biến ngày đầu tiên diễn ra phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng là thông tin được dư luận quan tâm nhất trong vòng 24h qua.

Các bị cáo kêu oan tại phiên xử phúc thẩm vụ án Vinalines

Sáng ngày 22/4, TAND Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Vinalines. Trong đó hai bị cáo chính được đưa ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng án là Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.

9 bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), gồm: Dương Chí Dũng; Mai Văn Phúc; Trần Hải Sơn; Trần Hữu Chiều; Mai Văn Khang; Lê Văn Dương và Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện.

Toàn cảnh phiên tòa phúc thẩm

Tại phiên tòa, bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc một mực kêu oan, cho rằng các bị cáo không hề nhận số tiền (mỗi bị cáo 10 tỷ đồng) tiền ‘lại quả’ vụ mua ụ nổi 83M.

Trong ngày đầu tiên, HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với 9 bị cáo và thẩm vấn những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tại tòa.

Nổ lớn ở cây xăng tại TPHCM

Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 22/4 tại trạm xăng dầu thuộc Công ty cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp, số 375 đường Tùng Thiện Vương (phường 13, quận 8, TP.HCM).

Cây xăng nơi xảy ra vụ cháy nổ

Các nhân chứng cho hay, sáng cùng ngày, tại trạm xăng dầu trên đã phát ra một tiếng nổ lớn, liền sau đó là trụ bơm xăng số 4 (xăng 92) vỡ bung ra ngoài. Lúc này, nhân viên và hàng chục người khách hoảng loạn tháo chạy. Một số người khác thì tiến hành lấy các bình chữa cháy mini ứng cứu.

Phòng cảnh sát PCCC quận 8 cũng khẩn trương điều xe nước và các chiến sĩ đến hiện trường hỗ trợ, nhưng rất may vụ nổ không gây ra hỏa hoạn và thương vong về người.

Đầu tháng 5 khởi tố vụ sập cầu treo ở Lai Châu

Thiếu tướng Trần Duân, Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết đến nay Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) đã có thông báo, kết luận về nguyên nhân của vụ tai nạn lật cầu treo Chu Va 6 tại huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) làm 8 người thiệt mạng, 38 người bị thương.

Vụ sập cầu Chu Va 6 vẫn còn ám ảnh

Theo đó, kết luận có các nội dung cơ bản: Thiết kế cơ sở làm không theo đúng thiết kế, bản vẽ của cây cầu. Do cây cầu thi công không đúng thiết kế và trọng tải thời điểm xảy ra tai nạn quá lớn nên đã gây lật cầu. Theo kết luận, sai phạm bắt nguồn từ đơn vị sản xuất neo làm không đúng về hình dáng, kích thước và kết cấu theo thiết kế ban đầu.

Theo Thiếu tướng Duân, hiện đã đủ cơ sở để khởi tố vụ án lật cầu Chu Va 6. Dự kiến, đầu tháng 5 tới đây, việc này sẽ được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lai Châu thực hiện.

Tìm ra nguyên nhân ban đầu vụ chìm phà ở Hàn Quốc

Theo đó, các nhà điều tra xác định, phà đang đi về hướng đông nam khi Park thực hiện cú rẽ 90 độ đầu tiên vào 8h48, rẽ sang hướng tây nam. Sau cú rẽ, phà đi chậm lại với vận tốc chỉ 6 km/h và di chuyển trong 4 phút.

Phà Sewol rẽ phải lần một ở một góc 90 độ vào lúc 8h48. Nó rẽ lần hai vào lúc 8h52. Đồ họa: KoreaJoongangDaily

Sau đó, không hiểu vì sao phà có cú rẽ thứ hai về phía bắc vào lúc 8h52 và đi thêm 1,6 km nữa. Vào 10h08, phà dừng lại và bắt đầu lật. Các quan chức cho biết điểm mấu chốt trong vụ chìm phà là sự việc xảy ra vào 8h52, khi phà rẽ lần hai.

Một số chuyên gia hàng hải cho rằng phà bị mất kiểm soát sau cú rẽ đầu tiên, vì vận tốc hạ quá nhanh. Vận tốc giả đồng nghĩa với việc động cơ không hoạt động. Kim Gil-su, một giáo sư về giao thông hàng hải tại Đại học Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc cho biết, chân vịt của phà dường như bị hỏng sau cú rẽ đầu.