Nỗ lực vì sứ mệnh “Nam Dược trị Nam nhân”

Theo thống kê của Bộ y tế, thị trường Dược phẩm Việt Nam rất lớn nhưng các thuốc trong nước mới đáp ứng được 50%.

Ngành Y, Dược sẽ cùng nhau nổ lực để thuốc trong nước không ngừng khẳng định vị thế về chất lượng và hiệu quả.

Ngành Dược Việt Nam, con đường và bước đi chiến lược

Nam Dược trị Nam nhân” là triết lý của các bậc thánh tổ ngành Y dược Việt Nam và ngày nay triết lý đó trở thành động lực và chương trình hành động của toàn ngành do Bộ y tế phát động.

Thời gian vừa qua đã có nhiều thông tin gây xôn xao dư luận về các loại thuốc Bắc được nhập từ Trung Quốc về chất lượng và độ an toàn. Thực tế đúng là có một số công ty, phòng khám sử dụng các dược liệu nhập từ Trung Quốc, nhưng  lại chưa có biện pháp để kiểm tra chất lượng dược liệu. Theo một nghiên cứu thực hiện trên các mẫu dược liệu tam thất (bồi bổ cơ thể, trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, do thiếu máu lên não) thu mua trên thị trường, hàm lượng saponin toàn phần (là thành phần chính tạo nên tác dụng của tam thất) chỉ còn lại rất ít. Như vậy, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ trở thành “bãi rác” bã dược liệu của Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, chất lượng thuốc Việt đã bắt đầu được chuẩn hóa và đáp ứng được nhu cầu điều trị của các bệnh viện và nhân dân. Trong bối cảnh khó khăn về tài chính, khoa học công nghệ và môi trường kinh doanh, đã có những doanh nghiệp điển hình với khát vọng lớn lao và những bước đi đúng đắn như Công ty Cổ phần Nam Dược, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ trao danh hiệu thương hiệu đạt giải vàng chất lượng quốc gia năm 2012.

Do nhận thức sớm về nguồn nguyên liệu, nên đến nay Nam Dược đã sớm phát triển các vùng trồng dược liệu để đáp ứng sản xuất. Công ty có vùng trồng dây thìa canh (sản xuất Diabetna) tại Thái Nguyên, vùng trồng đậu nành (sản xuất Bảo Xuân) tại Nam Định, hợp tác với trại nuôi rắn Vĩnh Sơn (sản xuất Bách Xà) hay vùng nuôi giun quế (sản xuất Hạ áp Ích Nhân)... Việc thu mua nguyên liệu từ bốn vùng nguyên liệu này và các nguồn khác ở trong nước đã đáp ứng trên 80% nhu cầu sản xuất. Đây là điều mà không phải công ty sản xuất thảo dược nào cũng làm được.

Nam Dược nỗ lực không ngừng vì sự nghiệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”

Với khát vọng trở thành thương hiệu đại diện cho thuốc Nam của người Việt, Nam Dược đã xác định chiến lược chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dựa trên ba yếu tố: Công thức ưu việt, nguyên liệu tốt và công nghệ bào chế phù hợp. Trong những năm qua, Nam Dược đã sàng lọc những bài thuốc gia truyền hiệu quả, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đưa ra thị trường thành công. Các sản phẩm này đều đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng tại các bệnh viện lớn như thuốc thảo dược Thông Xoang Tán được nghiên cứu tại bệnh viện YHCT trung ương, Bách Xà được nghiên cứu tại khoa xương khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội và rất nhiều đề tài khác. Nam Dược đã hiện thực hóa một số đề tài khoa học của Viện khoa học công nghệ Việt Nam, trường đại học Dược Hà Nội.

Về nguyên liệu, công ty đã kết hợp với người nông dân để tạo các vùng trồng vừa để ổn định nguồn nguyên liệu vừa làm giàu cho người nông dân. Một trong số đó là việc công ty hỗ trợ bước đầu cho trồng Dây thìa canh (nguyên liệu của sản phẩm Diabetna) đồng thời đảm bảo đầu ra và giá thu mua trong thời gian 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng.

Đầu tư công nghệ và nghiên cứu phát triển là nền tảng căn bản của một doanh nghiệp Dược. Nam Dược có hệ thống chiết xuất cô tuần hoàn áp suất giảm, tách các nhóm hoạt chất, hệ thống sấy siêu âm và khu vực bào chế theo tiêu chuẩn GMP. Nhờ đó, Nam Dược là một trong số ít doanh nghiệp dược được tổ chức Jica – Nhật Bản xét vào chương trình ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và được ngân hàng liên bang Thụy Sỹ hỗ trợ với dự án thương mại sinh học Biotrade.

Làm doanh nghiệp, nhưng Nam Dược luôn nhắc nhở rằng phải mang trong mình một tinh thần thầy thuốc là phụng sự cho người bệnh, cho cộng đồng. Với tinh thần cao đẹp, tầm nhìn lớn và biết lựa chọn cách tiếp cận phù hợp, Nam Dược tự tin với mục tiêu làm chủ thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.