1. Cá hổ Goliath
Có nguồn gốc từ Congo, loài cá hổ Goliath có một “nụ cười” vô cùng khủng khiếp, khiến bất kì loài sinh vật dưới nước nào cũng phải e sợ. Goliath có 32 chiếc răng sắc nhọn như dạo cạo. Trung bình một con cá có chiều dài cơ thể khoảng 1m và cân nặng có thể lên tới 50kg.
Bộ hàm sắc nhọn của cá hỏ Goliath.
Với việc kết hợp sử dụng khả năng cảm giác siêu nhạy, Goliath có thể phát hiện bất kì rung động nào kể cả với tần số thấp nhất. Nhờ đó, chúng có thể nhanh chóng bơi tăng tốc,qua mặt và bắt gọn con mồi.
2. "Mực yêu tinh"
Loài Promachoteuthis sulcus có tên không chính thức là Mực yêu tinh. Đây là loài động vật thân mềm với bộ hàm tròn giống con người cùng đôi môi gấp quanh.
Mực yêu tinh.
Mực yêu tinh mới chỉ được biết đến qua một mẫu vật duy nhất do một phụ nữ bắt được ngoài khơi quần đảo Tristan da Cunha, phía Nam Đại Tây Dương ở độ sâu 2000m. Theo nghiên cứu, loài này chỉ có kích thước chỉ khoảng 40mm.
3. Cá mập “xì gà”.
So sánh với các loài cá mập khác, loài cá mập “xì gà” không có kích thước ấn tượng. Con cái chỉ dài khoảng 60cm và con đực thậm chí nhỏ hơn, khoảng 40cm.
Cá mập "xì gà".
Tuy nhiên, tầm vóc nhỏ bé không khiến cho loài này nao núng trước những con mồi lớn hơn nhiều lần. Thức ăn của chúng thường là những động vật giáp xác và mực nhỏ nhưng chúng cũng thường xuyên “trêu ghẹo” những loài lớn hơn như cá ngừ, cá heo hay những loài cá mập to lớn.
Mẫu hàm nhiều lớp sắc nhọn của loài cá mập này.
Sự liều lĩnh này của cá mập “xì gà” chủ yếu do khả năng tấn công nhanh và đặc biệt là hàm răng nhiều lớp sắc nhọn của chúng.
4. Lươn Enchelycore Anatina.
Loài lươn Enchelycore Anatina rất đặc biệt so với các động vật cùng họ khác. Chúng có màu nâu đen, đầu nhọn cùng vùng chẩm lồi lên, mình thon dài và đặc biệt chúng có bộ hàm vô cùng sắc nhọn.
Lươn Enchelycore Anatina
Với hình dạng đáng sợ, loài lươn này thường sống tập trung ở biển Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương. Chúng là những kẻ săn mồi tích cực, luôn tìm kiếm những con mồi trông các rạn san hô như cá, động vật giáp xác để ăn thịt.
5. Cá mút đá
Cá mút đá là loài cổ xưa nhất còn tồn tại trên Trái Đất cho đến ngày nay. Loài mút cá lớn nhất thường sống ở ven biển Đại Tây Dương. Chúng cũng tập trung ở một số nơi tại vùng biển miền đông Hoa Kì. Vào mùa sinh sản, chúng sẽ bơi ngược dòng vào những bãi nước ngọt.
Cá mút đá có bộ răng tua tủa.
Không giống những loài cá khác, cá mút đá có thân hình giống lươn, cơ thể cấu tạo từ sụn và không có xương, vảy. Chúng thường dùng miệng cùng bô răng rua tủa để bám kí sinh vào những loài cá lớn hơn. Hành vi này của chúng là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái ở một số vùng biển.
Chúng còn xâm nhập vào những vùng kênh đào nhân tạo, xâm lược và phát triển mạnh mẽ, gây ra sự suy sụp của loài bản địa và thủy sản địa phương.
6. Ốc Chaetopleura Apiculata.
Khi nhắc đến loài có hàm răng cứng nhất, chúng ta thường nghĩ tới động vật ăn thịt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, danh hiệu này lại thuộc về một loài ốc ăn tảo Chaetopleura Apiculata.
Ốc Chaetopleura Apiculata có bộ răng cứng nhất trong các loài động vật, làm từ oxit sắt từ.
Loài ốc này có kích cỡ trung bình khoảng 25mm, thường sống bám vào đá và vỏ sò ven biển. Khác với răng con người, răng của chúng làm từ oxit sắt từ - loại hợp chất cứng nhất trong tự nhiên.
7. Cá rồng đen
Cá rồng đen là loài sống dưới đáy biển sâu và phân bố khắp các biển thuộc Nam bán cầu. Chúng thường ở độ sâu 2000m vào buổi sáng và nổi lên mặt biển vào buổi đêm để kiếm thức ăn.
Cá rồng đen với vẻ ngoài đáng sợ.
Cá rồng đen cái có kích thước trung bình 40cm, tuy nhiên cá đực chỉ dài khoảng 5cm.Chúng có khả năng tự cung cấp ánh sáng qua các cơ quan đặc biệt dọc cơ thể. Đặc biệt, chúng có hàm răng nanh gai khổng lồ giúp dễ dàng ăn những con mồi nhỏ hơn.
8. Monodon Monoceros (Kì lân biển).
Monodon Monoceros là một loài cá heo với tên không chính thức là Kì lân biển. Sở dĩ có tên gọi này bởi chúng có chiếc răng nanh vô cùng dài và xoắn, mọc vượt ra khỏi khoang miệng như một chiếc sừng (độ dài tối đa có thể lên tới 3m).
Kì lần biển với "chiếc sừng" có thể dài tới 3m.
Tác dụng của chiếc răng đặc biệt này vẫn chưa được làm rõ. Các nhà khoa học suy đoán chiếc răng này dùng để xiên thịt con mồi hoặc cũng có thể để thu hút bạn tình. Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, “chiếc sừng” của loài này có tới 10 triệu dây thần kinh, dẫn đến khả năng đây như là một chiếc radar siêu nhạy của chúng.
Kì lân biển thường sống ở ven biển Bắc Băng Dương. Thức ăn của chúng thương là tôm, cá, các động vật nhỏ hơn.
9. Rùa luýt (rùa da).
Rùa luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới. Chiều dài cơ thể của rùa có thể lên tới 2m. Không giống như các loài rùa khác, rùa luýt thiếu lớp vỏ cứng mà chỉ có lớp vỏ mềm màu đen bóng như da động vật trên cạn.
Ngoài hàm răng thông thường, rùa luýt còn có các gai nhọn trong cổ họng, giúp con mồi không thể bơi ngược ra ngoài. Thức ăn của chúng chủ yếu là sứa, mực và các động vật thân mềm khác.
Rùa luýt (rùa da).
Lớp răng thứ 2 trong miệng của rùa da.
10. Sâu biển Bobbit.
Loài sâu biển Bobbit thường sống xung quanh khu vực biển Nam Úc, Caribbean, vịnh Mexico và phía Bắc Đại Tây Dương. Chúng có bộ hàm như những chiếc kéo vô cùng sắc nhọn.
Để săn con mồi, sâu biển Hobbit thường ẩn mình dưới lớp bùn ở đáy biển và phát hiện mồi nhờ cảm giác rung động ở 5 chiếc xúc tu.
Sâu biển Hobbit.