Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa.
Xoài
Xoài có chứa một chất hóa học có tên là urushiol, có thể gây viêm da tiếp xúc, phát ban, có vảy và phồng rộp cho những người ăn nhiều xoài. Hàm lượng đường cao trong xoài không thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là xoài chín.
Hàm lượng lượng chất xơ trung bình của một khẩu phần xoài là 3 g. Nếu ăn quá nhiều xoài, bạn sẽ dung nạp thừa chất xơ cần thiết, gây đau bụng, tiêu chảy.
Dứa
Theo Live Science, dứa có đặc tính làm mềm thịt, do đó ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến đau miệng, phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C quá cao trong dứa có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, thậm chí gây tổn hại cho tim.
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất độc hại cho con người. Nó có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Đặc biệt, khi đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống co giật, chống trầm cảm và mất ngủ, bạn không nên ăn quá nhiều dứa vì chất bromelain trong loại quả này sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc này, gây độc cho cơ thể.
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa.
Vải
Vải có chứa hàm lượng đường cao. Nếu bạn ăn quá nhiều vải, bạn có thể dung nạp quá nhiều đường, gây hại đường huyết, mất nước, chóng mặt, đổ mồ hôi…
Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều vải sẽ làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng vì cơ thể không hấp thụ thêm những dưỡng chất quan trọng khác như protein nạc, sữa, các loại hạt và nhiều loại trái cây khác. Phụ nữ mang thainên hạn chế ăn vải vì hàm lượng cao và tính nóng của vải, đặc biệt những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Nhãn
Do nhãn có đặc tính ngọt thơm, ấm nên những người nóng trong, nhất là phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhãn. Nếu không, sẽ gây ra các triệu chứng như táo bón, đau họng, chảy máu, đau bụng dưới, tổn thương thai nhi, gây sảy thai.
Ngoài ra, do hàm lượng đường cao, ăn nhiều nhãn có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn, gây tăng cân, thậm chí béo phì.
Đào
Theo Livestrong, quả đào có chứa hàm lượng sắt, protein, đường, kẽm, pectin… rất phong phú, thích hợp cho những người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong quả đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón.
Tuy nhiên, đào có thể gây ra tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị mất nước hoặc nóng trong không nên ăn quá nhiều đào.
Mít
Nếu bạn bị dị ứng với mít, bạn không nên ăn quá nhiều. Hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này có thể gây kích ứng dạ dày, khiến tình trạng phân bất thường. Ngoài ra, nếu bạn bị rối loạn máu, ăn mít sẽ đẩy nhanh sự đông máu và làm bệnh trầm trọng hơn.
Loại quả này còn làm thay đổi tỷ lệ đường glucose ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở bà bầu. Những người đang cố gắng thụ thai không nên ăn mít vì nó có thể gây ức chế kích thích tình dục, làm giảm ham muốn và hiệu quả của testosterone ở nam giới.