Rắn lục miền Nam với bộ da xanh ngắt.
Cũng có màu xanh như rắn lục miền Nam, nhưng cơ thể rắn lục hoa cân còn điểm xuyết những sọc đỏ trông rất dữ dằn. Chúng sinh sống ở các vùng rừng thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
Các khoang vàng và đen đan xen là một lời cảnh báo về nọc độc rất mạnh của rắn cạp nong. Loài này mới chỉ được ghi nhận ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Có tên gọi và ngoại hình tương tự rắn cạp nong, cạp nia Nam trông có vẻ “lạnh lùng” hơn với các khoang trắng bạc thay vì màu vàng. Địa bàn sinh sống của chúng trải dài từ Nghệ An tới Đồng Nai.
Cạp nong đầu đỏ có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm, có địa bàn phân bố chưa được xác định rõ ràng.
Ngược lại với cạp nong đầu đỏ, rắn lá khô đốm có phần thân màu đỏ điểm xuyết những đốm đen. Chúng xuất hiện chủ yếu ở miền Nam Việt Nam..
Xuất hiện ở vùng núi phía Bắc, rắn lục đầu bạc trông khá quý phái với các sọc trắng trên bộ da đen bóng.
Không có màu sắc lộng lẫy...
... nhưng hổ mang chúa xứng đáng được coi là chúa tể của các loài rắn độc vì kích thước khổng lồ (có thể dài tới 5m, lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc trên thế giới). Chúng cũng có nọc độc cực mạnh, đủ sức làm chết người.
Dù rắn biển (đẻn) không có vẻ ngoài ấn tượng, nhưng xét về độc tính thì hổ mang chúa cũng phải gọi chúng là... vua. Một giọt nọc độc của chúng đủ sức để giết hàng chục người. Rắn biển có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.