Những kỹ năng cần thiết với sinh viên

Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân.

Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay.

Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp

Để đạt được những thành công trong cuộc sống. Con người cần phải biết đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện chúng.

Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có thể dẫn đến lêch lạc.

Chính vì vậy, xác định mục tiêu là đòi hỏi quan trọng với sinh viên. Nó giúp sinh viên biết được những mong muốn cụ thể và cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian mình muốn. Mục tiêu cũng giúp sinh viên biết được để đạt được ước mơ thì bản thân cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, và từ đó biết được những khó khăn và thuận lợi gặp phải.

Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.

Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác.

Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp

Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Bản chất cuộc sống của con người là các dòng hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì.Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề

Trong cuộc sống chúng ta rất thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác.

Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu, việc học tập cũng như đi thực tập của bản thân.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ.

Vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.

Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên.

Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu sinh viên không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện.

Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác

Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc bạn làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém.

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kĩ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.

Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân

Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình.

Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân.