Những kỷ lục nắng nóng chết người trên thế giới

Mỹ, Nga, Australia là nơi trải qua những đợt nắng nóng kinh hoàng, gây tử vong và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Mỹ năm 1936

Khắp nước Mỹ có tới 997 người chết trong đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày tại quốc gia này. Riêng New York có 76 người thiệt mạng. Hơn 20 trường hợp tử vong là do bị chết đuối vì nhảy xuống nước giảm nhiệt.

Đợt nắng nóng này xảy ra khi Mỹ vẫn đang khôi phục từ cuộc Đại khủng hoảng. Một số khu vực nhiệt độ cao tới 49 độ C. Nhiều ruộng đồng, mùa màng bị phá hủy bởi quá nóng và thiếu độ ẩm.

Mỹ năm 1948

Hồi tháng 8/1948, nhiệt độ ở thành phố New York lên tới 42 độ C. Nhiệt độ sau đó giảm ở mức 38 độ C trong vòng 5 ngày. Ít nhất 33 người thiệt mạng.

Anh năm 1976

Anh trải qua đợt nắng nóng lịch sử liên tiếp trong vòng nhiều ngày vào tháng 8/1976. Nhiều vùng 45 ngày không mưa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân. Cháy rừng phá hủy cây cối và mùa màng.

Mỹ năm 1988

Nhiệt độ tăng cao năm 1988 khiến khoảng từ 4.000 đến 17.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, nắng nóng còn gây cháy rừng ở miền Tây của nước Mỹ.

Châu Âu 2003

Mùa hè năm 2003 là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Hơn 40.000 người tử vong, nhiều nhất là ở Pháp. Nhiệt độ ở miền Bắc Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày khoảng 40 độ C.

Bắc Mỹ năm 2006

Hơn 220 người thiệt mạng trong đợt nhiệt độ tăng cao ở Bắc Mỹ tháng 7/2006, nhiệt độ nhiều nơi tăng lên tới hơn 48 độ C. Ở Nam Dakota, mức nhiệt đỉnh điểm là 54 độ C.

Australia 2009

Nắng nóng 43 độ C liền trong vòng 3 ngày tại miền Đông Nam Australia khiến điều hòa chạy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng đầu năm 2009. Nhiệt độ cao nhất ở Hopetoun, Victoria là 49 độ C, Melbourne 46 độ C.

Tồi tệ hơn là sự việc diễn ra vào ngày thứ 7 đen tối, rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người tử vong. 10 tháng sau đó, tức tháng 11/2009, đợt nắng nóng thứ 2 lại xảy ra cùng khu vực này.

Nga 2010

Nga trải qua tháng 6/2010 đầy khó khăn khi cháy rừng hoành hành. Đây cũng là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 40 năm. Cơ quan dự báo thời tiết Nga tuyên bố, nước này chưa bao giờ trải qua thời gian có mức nhiệt cao như vậy trong vòng 1.000 năm. Hàng ngàn người tử vong, nhiều trong số họ chết chìm.