Những hình ảnh nghi vấn chuyện du hành xuyên thời gian là có thật

Những chuyến du hành xuyên thời gian thường chỉ được biết đến trong khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, vẫn có những hình ảnh làm nổi lên nghi vấn chuyện này là có thực.

Người phụ nữ cầm điện thoại di động năm 1928

Đoạn video trong bộ phim của Charlie Chaplin được ghi từ năm 1928 đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ cầm một thứ giống với chiếc điện thoại di động. Tất nhiên, ở thời kỳ đó vật thể này chưa được phát minh trên thế giới. Chính vì vậy, đoạn phim đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận rất lớn ở cộng đồng mạng.

Chiếc đĩa CD ở thế kỷ 19

Một bức ảnh được chụp từ thế kỷ 19 bỗng nhiên nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự xuất hiện của vật thể giống với chiếc đĩa CD. Đương nhiên đồ dùng để lưu giữ thông tin này chưa thể có ở thời kỳ đó và bức ảnh nhanh chóng trở thành đề tài tranh cãi vô cùng sôi nổi.

Người đàn ông du lịch vượt thời gian

Trong bức ảnh được chụp vào năm 1941, người ta bỗng thấy xuất hiện của một nam thanh niên rất lạ. Anh chàng này mặc trang phục theo phong cách thế kỷ 21 cũng như trông hoàn toàn khác so với những người xung quanh. Bức ảnh rất nổi tiếng sau đó và đã được chứng minh là có thực, không qua chỉnh sửa.

Người đàn ông bị đâm năm 1950

Vào cuối năm 1950, người dân thành phố New York truyền tai nhau câu chuyện về người đàn ông du hành vượt thời gian. Các nhân chứng cho biết một nam giới khoảng 60 tuổi với mái tóc xoăn đã xuất hiện tại Quảng trường Thời đại cùng vẻ mặt không ổn. Ngay sau đó, ông bị ô tô bất ngờ đâm phải và tử vong.

Khi kiểm tra thi thể, các nhân viên an ninh phát hiện người đàn ông tử vong có rất nhiều đồ vật, trang phục của thế kỷ 19. Sau đó, cơ quan chức năng xác định nhân vật này là Rudolph Fentz và đã mất tích không dấu vết từ năm 1876.

Đồng hồ Thụy Sĩ trong một ngôi mộ cổ ở Trung Quốc

Năm 2009, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện một chiếc đồng hồ xuất hiện trong ngôi mộ có niên đại hơn 400 tuổi ở nước này. Kim của nó dừng ở 10h06’ và mặt sau có khắc chữ ‘Thụy Sĩ'.

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố ngôi mộ còn nguyên vẹn và chưa bị khai quật trước đó. Ở khía cạnh khác, trên chiếc đồng hồ có khắc chữ ‘Thụy Sĩ’ bằng tiếng Anh dù 400 năm trước đất nước này chủ yếu nói ngôn ngữ của Pháp và Đức.

Có rất nhiều thông tin trái chiều về các bằng chứng của việc đi xuyên thời gian. Nhưng hầu hết ý kiến cho rằng đây là trò đùa của những người dùng Internet.