Cặp lộc bình bằng nu gỗ nghiến lớn nhất
Cặp lộc bình cao 1,86m, đường kính 0,5m và các nghệ nhân phải mất 36 tháng để hoàn thành.
Cặp lộc bình bằng gỗ nu nghiến này của ông Nguyễn Xuân Hòa đã phá vỡ kỷ lục cặp lộc bình đã được lập trước đây của ông Hồng Sỹ Tùng với kích thước tương ứng 1,77m và 0,45m.
Khối gỗ nu để làm cặp lộc bình này được khai thác từ huyện Na Hang (Tuyên Quang), sau đó để gỗ khô khoảng một năm, các nghệ nhân mới bắt tay vào việc chế tác hết 6 tháng. Sau đó là quá trình tẩm sấy, rút nhựa thêm một năm nữa, cuối cùng, cặp lộc bình được phủ lót và sơn bóng bằng công nghệ nano.
Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất
Ấm cao 3m, đường kính 4,5m; ba chén mỗi chén cao 1m, đường kính 0,8m. Bộ ấm chén được đặt trên lá trà gắn gốm kích thước 8mx5,6m do Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội thực hiện chào mừng Festival trà quốc tế lần thứ 1 tổ chức tại Thái Nguyên, năm 2011...
Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất.
Bộ ấm trà gắn gốm mang tên Ấm trà tri kỷ được tạo hình bằng cốt bê tông và trang trí bằng nghệ thuật gắn gốm mosaic. Ấm cao 3m, đường kính 4,5m; ba chén mỗi chén cao 1m, đường kính 0,8m. Bộ ấm chén được đặt trên lá trà gắn gốm kích thước 8mx5,6m.
Bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất
Bản đồ Việt Nam có kích thước 6mx9m, được làm từ 23 loại hạt lúa gạo có nguồn gốc từ nhiều vùng miền của đất nước như nếp cái hoa vàng (Hà Nội), gạo nếp hạt dài (TP. HCM), gạo lức đỏ (Cần Thơ, Đà Nẵng), nếp than (Hưng Yên, Hải Phòng, Hậu Giang), Cửu Long 8 (Yên Bái, Quảng Bình, Dak Nông, Bình Định), tàu hương (Long An), nanh chồn (Trà Vinh, Nam Định), nâu cao (Kiên Giang)...
Bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất
Bản đồ do 55 người làm trong 7 ngày với tổng lượng hạt sử dụng 16,2kg, có kích thước 6m x 9m (diện tích 54m2, tượng trưng 54 dân tộc anh em). Các hạt lúa gạo có dạng hạt và màu sắc khác nhau được xếp lên bản đồ theo 4 cách: Ngang, dọc, nghiêng trái, nghiêng phải và kết theo 63 tỉnh thành.
Bình rượu cần lớn nhất
Bình rượu cần có chiều cao 2,7m, đường kính trên 1,4m và đường kính giữa 1,8m làm từ 15 bao xi măng, 60 cây sắt phi 6. Họa tiết trang trí trên chiếc bình là hình hoa văn của dân tộc Răglay - dân tộc bản địa ở vùng núi Khánh Vĩnh, đang giã gạo múa cồng chiêng; hình nhà sàn và hình các dãy núi gắn liền với sinh hoạt của người đồng bào nơi đây.
Bình rượu cần lớn nhất
Trong bình, rượu được làm từ 500 kg gạo, 100 kg bắp, 50 kg men rượu cùng một số nguyên vật liệu khác: lá cây, rễ cây… để tạo nên mùi vị đặc trưng của rượu cần.
Quá trình nấu cơm rượu và những khâu phụ được thực hiện trước đó nhiều ngày:gạo được nấu trong 10 cái nồi lớn trong vòng1 ngày rồi ủ men 24 giờ; cơm rượu được đưa vào bình ủ 7 ngày; và tốn hết 1.000 lít nước khoáng Vikoda để tạo ra bình rượu cần lớn nhất Việt Nam này.
Bức tranh thêu hoa sen được hành trình qua nhiều tỉnh nhất
Bức tranh có tên là Ước nguyện ngàn năm Thăng Long lấy hình ảnh hoa sen làm chủ đạo, có kích thước 3x4m, năng 167,5kg. Tác phẩm được bắt đầu thực hiện vào tháng 10/2006 tại Văn Miếu Quốc Giám và hoàn thành sau gần 1.000 ngày miệt mài sáng tạo của các nghệ nhân XQ Đà Lạt Sử Quán.
Bức tranh có tên là Ước nguyện ngàn năm Thăng Long
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/10/1010 - 10/10/2010), Công ty TNHH XQ Đà Lạt Sử Quán đã trao tặng UBND Hà Nội tác phẩm thêu tay "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long" trong dịp Đại lễ.
Bức tranh "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long" được hành trình qua 16 tỉnh với sự tham gia của 120 nghệ nhân - nghệ sỹ. Vào ngày 2/9/2010, Lễ rước bắt đầu từ Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), kéo dài trong vòng 28 ngày đi qua 16 tỉnh, thành phố và về đến Thủ đô Hà Nội vào ngày 30/9/2010.