Những động vật đáng sợ sắp bị tuyệt chủng

Gấu trúc khổng lồ, khỉ vòi, cóc Surinam, rận cua, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.... là những loài vật cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cóc Surinam đang bị đe dọa vì mất môi trường sống và có thời điểm trông nó như một xác chết. Loài này có ở Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Guyane thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname, Trinidad và Tobago, và Venezuela. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đầm lầy

Gấu trúc khổng lồ hay còn gọi là loại gấu ăn lá trúc, được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1913. Với tư cách là loài thú quý hiếm vào bậc nhất trên thế giới, gấu trúc khổng lồ được chọn là biểu tượng của Quỹ thiên nhiên thế giới, một tổ chức chuyên tài trợ cho các nghiên cứu về những loài vật có nguy cơ diệt chủng.

Rận cua cũng là một trong những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rận cua hay còn gọi là rận lông mu, chấy cua, rận bẹn là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm của con người.

Khỉ vòi còn gọi là khỉ mũi dài hay bekantan phân bố ở vùng Cựu thế giới và là loài đặc hữu của các hòn đảo Đông Nam Á ở Borneo. Khỉ vòi Chiếc mũi to đùng với chiều dài lên tới 18 cm chính là công cụ để khỉ vòi tán tỉnh những con cái. Cũng nhờ chiếc mũi này mà khỉ vòi có thể phát ra những âm thanh vang xa hàng trăm dặm.

Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới. Loài này dài đến 180 cm, dù ngày nay nó hiếm khi đạt độ dài đó. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, nó được xem là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức cũng như nó được xem là loài bổ dưỡng và làm thuốc bắc.