Mùa không thích hợp khi mang thai
Mùa xuân là mùa sinh trưởng và có nhiều cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai vào mùa này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, mùa xuân là một trong những mùa có ảnh hưởng đến thai nhi thất trong năm.
Hình minh họa.
Người ta thấy rằng, thụ thai tốt nhất là vào các tháng 7, 8, 9 trong năm. Vì 3 tháng đầu của thai nhi là thời kỳ quan trọng để hoàn chỉnh tổ chức (tức các bộ phận cơ thể thai nhi phân hóa phát triển, trong đó có cả hệ thần kinh).
Còn mùa xuân mưa dầm, thuận lợi cho cây cối phát triển nhưng khí hậu ẩm thấp, thời gian này virus cúm, virus rubella, viêm gan virus... phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nếu mang thai vào mùa này thì dễ bị nhiễm các loại virus, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi nhất là hệ thống não.
Ảnh hưởng đến việc sinh non
Từ góc độ y học, sinh non và yếu tố mùa vụ tuy không ảnh hưởng nhiều. Nhưng do mùa xuân ẩm thấp, gây nguy cơ dễ nhiễm trùng bởi virus, mệt mỏi quá mức, chấn thương, nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm âm đạo, nhiễm chlamydia mycoplasma) làm vỡ sớm của màng bảo vệ thai, suy cổ tử cung và các yếu tố khác.
Trong năm, mùa xuân là mùa mà cơ thể dễ tăng tốc độ trao đổi chất, bài tiết hormone sinh lý mãnh liệt. Mùa này, các cặp vợ chồng thường có tần số quan hệ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, có rất nhiều điều cấm kỵ khi quan hệ như say rượu, mệt mỏi, cơ thể nhiễm bệnh... sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai và mang thai. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần chú ý đến việc đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Hình minh họa.
Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khá bất ngờ về nguyên nhân sinh non do tác động của các mùa trong năm vào ngày 8/7 vừa qua. Thông qua việc phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong 10 năm (1995 – 2005), nhóm nghiên cứu đã khẳng định tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân (9,2% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2,7% sinh trước khi thai được 32 tuần), và ít phổ biến nhất vào mùa hè (8,4% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2% sinh trước khi thai được 32 tuần). Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…
Vì vậy, lưu ý rằng phụ nữ mang thai cần phải chăm sóc trước khi sinh thường xuyên, duy trì một tâm trạng ổn định thoải mái và dễ chịu, chú ý đến cung cấp đủ dinh dưỡng, tránh sự kích thích tinh thần quá mức, làm việc quá sức và thức ăn không đảm bảo an toàn gây ra đau bụng, tiêu chảy, và sau đó gây ra việc sinh non.
Hình minh họa.
Trong thực tế, không phải ai cũng chọn đúng mùa để sinh, vì vậy khi mang thai dù vào mùa nào các bà mẹ đều cần chú ý bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khám thai định kỳ. Cố gắng tránh cảm cúm trong 3 tháng đầu vì nếu mắc thai nhi sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh.
Những điều cần chú ý khi mang thai vào mùa xuân
1. Phòng ngủ cần đảm bảo cách nhiệt và thông gió
Vào tháng ba, đây là thời điểm khí hậu chuyển mùa. Nhiệt độ nóng lạnh thất thường, đôi khi bên ngoài trời và bên trong nhà không đồng đều gây nên hiện tượng đổ mồ hôi nền, vì vậy, căn phòng ngủ cần chú ý để giữ nhiệt độ ổn định. Đồng thời chú ý đến độ thông gió trong phòng, giữ cho không khí trong lành, nhưng cũng phải đảm bảo không nhiễm bụi và vi khuẩn trong không khí.
2. Không đặt nhiều cây, hoa trong phòng
Rất nhiều người có sở thích đặt trong cây và hoa trong phòng. Các cặp vợ chồng chuẩn bị cho việc mang thai tốt nhất không nên đặt cây và hoa trong phòng. Điều này giúp tránh mắc bệnh do giảm khả năng miễn dịch mà nguyên nhân gây ra là dị ứng từ phấn và mùi hoa.
3, Duy trì tâm trạng và cảm xúc vui vẻ
Những cặp vợ chồng trẻ nên tạo ra một bầu không khí thoải mái hơn và dễ chịu hơn. Sự thay đổi khí hậu của mùa xuân dễ gây trở ngại cho chức năng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Khả năng thích ứng bên trong và bên ngoài cơ thể cũng dễ mất cân bằng, dẫn đến rối loạn tâm thần. Sự áp lực của công việc, cộng với thay đổi của thời tiết dễ làm cảm xúc bực bội, và điều này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.