Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ
Thứ ba, 07/01/2020 08:49

Một thập kỷ chúng ta đã cùng nhau đi qua những cột mốc, những giai đoạn, những công trình, cùng chứng kiến sự đổi thay, sức mạnh bền bỉ và cú chuyển mình mạnh mẽ.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Năm 2008 đánh dấu cột mốc Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính, trở thành Thủ đô có diện tích lớn thứ 17 thế giới với hơn 3.300 km2 (gấp 3,6 lần trước đó), số dân tăng 80% từ 3,4 lên 6,2 triệu. Đây được xem là tiền đề cho một Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế - xã hội sau đó.

Một thập kỷ nữa lại vừa trôi qua, chúng ta đang chào đón năm 2020 với một viễn cảnh hoàn toàn mới mẻ và sinh động về Thủ đô Hà Nội. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại, từ năm 2010 đến nay, những công trình nào được mệnh danh là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế, giao thông đô thị và văn hoá - xã hội Hà Nội.

Cầu Nhật Tân và những kỷ lục được xác lập

Cầu Nhật Tân - một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô, đã vượt qua nhiều cây cầu lịch sử khác để trở thành một biểu tượng mới của Hà Nội những năm gần đây.

Cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Đường Võ Chí Công dẫn lên cầu Nhật Tân.

Cầu được khởi công ngày 7/3/2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng.

Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Mặt cầu rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.

Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân - Hà Nội.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Cầu Nhật Tân có 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.

Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu mang hình ảnh 5 cánh hoa anh đào, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó - ông Hiroshi Fukada - cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt - Nhật".

Khi mới khánh thành, cầu Nhật Tân được thắp sáng liên tục một tháng từ 19h tới 22h bởi từ 6 đến 12 ngọn đèn khổng lồ trên một trụ cầu với màu sắc khác nhau tạo nên không gian huyền ảo về 7 sắc cầu vồng.

Hiện nay, cầu Nhật Tân chỉ được thắp sáng đèn màu vào tối các ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ Nhật, tuân theo chủ trương tiết kiệm điện năng của thành phố. Hệ thống chiếu sáng mỹ thuật có thể đổi màu theo từng ngày, hoặc cảm ứng với mùa, giúp thể hiện vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của cây cầu dưới các sắc thái khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống còn được thiết kế để chiếu sáng theo chủ đề để trình diễn ánh sáng vào những dịp đặc biệt trong năm.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Cây cầu hiện đại bậc nhất Việt Nam, được xem là biểu tượng mới của Thủ đô nhiều năm gần đây.

Đường trên cao vành đai 3

Dự án đường trên cao vành đai 3 từ phía Bắc hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch được khởi công từ tháng 6/2010, là tuyến đường trên cao hiện đại nhất Việt Nam. Đường dài gần 9km, gồm 385m đường dẫn và 8.527m cầu cạn, do Ban quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư.

Đường vành đai 3 trên cao được xây dựng theo cấp đường cao tốc đô thị, tốc độ thiết kế 100km/h, mặt cắt ngang 4 làn xe. Tổng mức đầu tư 5.547 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chia thành 3 giói thầu xây lắp chính và được giao cho ba liên danh nhà thầu thực hiện.

Sáng ngày 21/10/2012, Bộ Giao thông Vận tải chính thức thông xe toàn tuyến dự án đường vành đai 3 thành phố Hà Nội, đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm.

Kể từ khi khánh thành công trình đã giúp cho giao thông Hà Nội mang một bộ mặt mới. Các phương tiện có thể di chuyển từ phía Tây sang phía Đông Nam vào thành phố và ngược lại mà không phải đi xuyên qua nội đô, giảm tải cho tuyến vành đai 3 phía dưới. Kết nối các đầu mối đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài...

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Vành đai 3 trên cao đi qua nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô, nơi có toà nhà Keangnam Landmark 72 và khu đô
thị Mễ Trì, khu đô thị Nam Trung Yên, khu đô thị Cầu Giấy... Trong hình là khu vực vành
đai 3 trên cao "vắt qua" Đại lộ Thăng Long.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Đường trên cao đoạn qua đường Phạm Hùng.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Công trình góp phần giảm tải cho tuyến vành đai 3 phía dưới.

Đại lộ Thăng Long

Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tổng mức hơn 7.500 tỷ đồng, nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, chiều rộng trung bình tuyến đường 140 mét, bao gồm: 2 dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị...

Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao, 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, được kỳ vọng là cầu nối phát triển kinh tế xã hội từ trung tâm thành phố đi các huyện và các tỉnh ở phía Tây của Thủ đô.

Đại lộ Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông - Tây, bắt đầu tại ngã tư giao cắt giữa đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng (nằm trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm) kết thúc ở xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, tại ngã ba giao cắt với Km 31+064 – quốc lộ 21A cũ đi thị xã Sơn Tây.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Thủ đô.

Sáng ngày 3/10/2010, Đại lộ Thăng Long chính thức được bàn giao, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi. Đây được coi là con đường có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng không chỉ riêng Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô mà còn cả vùng Việt Bắc, Tây Bắc của đất nước.

Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, đại lộ hiện đại nhất Việt Nam đã có dấu hiệu xuống cấp, xuất hiện nhiều rãnh lún sâu, hoặc những vết nứt cắt ngang mặt đường. Những tấm biển báo giao thông nhỏ nằm lộn xộn, chồng chéo sát mép đường và bị biển quảng cáo che khuất, khó quan sát. Khi báo chí phản ánh, đơn vị thi công đã khắc phục, vá lại các đoạn đường bị hỏng.

Đến năm 2018 - 2019, Đại lộ Thăng Long bị ô nhiễm trầm trọng khi hàng loạt xe bồn lén lút đổ bê tông xuống mặt đường vào ban đêm khiến bụi mù mịt, đá dăm văng tung tóe. Việc di chuyển trên đường vào thời điểm đó trở nên rất nguy hiểm, nhiều trường hợp bị ngã xe do bụi và đường trơn trượt, không bám dính.

Giữa tháng 11/2019, Hà Nội triển khai dự án mở rộng Đại lộ Thăng Long có tổng mức đầu tư xấp xỉ 40 tỷ đồng. Những ngày đầu tháng 1/2020, dự án cơ bản được hoàn thành, mang diện mạo tươi mới, góp phần giảm ùn tắc giao thông qua khu vực. Về lâu dài, tuyến đường này sẽ được sử dụng nhằm phục vụ các sự kiện lớn của Hà Nội, như mở đường đua xe F1 và SEA Games 32 mà Việt Nam đăng cai.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Giữa tháng 11/2019, Hà Nội triển khai dự án mở rộng Đại lộ Thăng Long, tu sửa một số
đoạn đường với mức đầu tư xấp xỉ 40 tỷ đồng.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Trong tương lai, tuyến đường này sẽ được sử dụng nhằm phục vụ các sự kiện lớn của Hà Nội, như
mở đường đua xe F1 và SEA Games 32 mà Việt Nam đăng cai.

Các cây cầu vượt dầm thép giải phóng giao thông qua các ngã tư Thủ đô

Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, khoảng 12 cầu vượt nhẹ tại các điểm đen giao thông qua các ngã tư thành phố đã phần nào giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông giờ cao điểm. Những chiếc cầu vượt nội đô "vắt mình" trên không trung mang lại góc nhìn mới lạ về một Thủ đô Hà Nội vừa năng động vừa phát triển từng ngày.

Cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên

Cầu vượt An Dương - Thanh Niên (Quận Tây Hồ, Hà Nội) được khởi công xây dựng vào khoảng tháng 9/2017 với mức đầu tư gần 312 tỷ đồng, gồm chiều dài 271m, rộng 10m, 7 nhịp cầu. Cầu được lắp đặt, xây dựng bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L.

Đây là cây cầu thứ 11 ở Hà Nội sử dụng kết cấu hộp dầm đúc sẵn và cũng là một trong 8 công trình cấp bách cần triển khai nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Khi thông xe, cầu vượt này sẽ giúp giải tỏa ùn tắc thường xuyên cho nút giao An Dương - Thanh Niên, tạo hướng kết nối nhanh từ trung tâm Hà Nội tới sân bay Nội Bài.

Sáng ngày 11/10/2018, công trình chính thức thông xe, đưa vào vận hành sau hơn 10 tháng thi công.

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, "Cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông, tạo sự kết nối thuận lợi giữa trung tâm chính trị Ba Đình với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài, mặt khác, thực hiện được việc gia cố vững chắc đê điều đảm bảo an toàn phòng, chống lũ và tạo được cảnh quan đô thị trong khu vực, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khung của Thủ đô".

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Cầu vượt này đã chính thức thông xe sáng 11/10/2018, giải toả vấn đề ách tắc
giao thông vào giờ cao điểm trên khu vực.

Cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh

Sau 5 tháng thi công, sáng 21/5/2016, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội thông xe cầu vượt nhẹ Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh (Cầu Giấy, Hà Nội). Cầu vượt do Ban quản lý dự án Thăng Long - Bộ Giao thông làm chủ đầu tư.

Cầu dài 595,7 m gồm phần cầu và đường dẫn. Trong đó, phần cầu vượt gồm hai làn xe, bề rộng 9 m, cho phép phương tiện chạy với tốc độ 40 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn dư của dự án đường Vành đai 3, giai đoạn 2 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu vượt cấm xe đạp, người đi bộ và các loại xe tải. Theo ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư), cầu vượt được áp dụng công nghệ thi công móng cọc thép xoay tròn với nhiều ưu điểm có thể làm trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, giảm tiếng ồn, độ rung chấn thấp, không gây ô nhiễm môi trường.

Cầu vượt sử dụng kết cấu gồm 5 nhịp dầm hộp thép bê tông liên hợp, bản mặt cầu bê tông cốt thép đổ tại chỗ dài tối thiểu 200 mm được liên kết với dầm thông qua các neo chống sắt. Trụ cầu dạng tròn bằng bê tông cốt thép, kết cấu móng cọc ống thép xoay tròn.

Khi đưa vào sử dụng tính đến nay, cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh đã góp phần giảm tải giao thông cho ngã tư Trần Duy Hưng khu vực gần hầm đường bộ, giúp giao thông ra vào thành phố từ phía Tây được thuận lợi.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Toàn cảnh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh.

Cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân

Cầu vượt nhẹ trên phố Trần Khát Chân được khởi công xây dựng từ tháng 2/2013 tại nút giao Phố Huế - Bạch Mai – Trần Khát Chân. Sau 8 tháng khởi công, cây cầu thứ 6 ở Thủ đô đã chính thức được đưa vào sử dụng.

Cầu được thiết kế với quy mô 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang từ 9 – 12m, với chiều dài hơn 350m chạy dọc trên phố Trần Khát Chân, cắt ngang nút giao Phố Huế - Bạch Mai.

Với tổng mức đầu tư hơn 181 tỷ đồng, đây là một cây cầu vượt thép thiết kế hiện đại. Chính kết cấu thép đã tạo nên độ cong cho dầm cầu, giúp cây cầu có "vóc dáng" mềm mại, "lụa là" mà ai cũng có thể cảm nhận được bằng mắt thường. Trụ cầu được thiết kế theo hình chữ "H" – biểu tượng cho Hà Nội, cũng tạo cho cây cầu thêm phần ý nghĩa và sinh động.

Trước đây, nút giao này luôn là một điểm nóng trong việc ùn tắc giao thông vào mỗi giờ cao điểm sáng, chiều trong ngày. Các phương tiện lưu thông thường rất khổ sở, chật vật để thoát khỏi đoạn đường, đặc biệt là bên phần đường Bạch Mai. Cầu vượt này khi đưa vào sử dụng đã góp phần hạn chế tình trạng trên.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân đi qua các tuyến phố Bạch Mai,
Phố Huế, Trần Khát Chân.

Phố đi bộ Hồ Gươm - tuyến phố thay đổi diện mạo, thói quen của người dân Thủ đô

Khu phố đi bộ Hồ Gươm là không gian đi bộ bao gồm 16 tuyến phố xung quanh Hồ Gươm, được đưa vào hoạt động từ ngày 1/9/2016.

Các tuyến phố được quy hoạch bao gồm: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay ), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Nhà hát lớn đến Hàng Bài)), Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến Cầu gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), phố Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).

Thời gian cấm phương tiện lưu thông từ 19h thứ Sáu đến 24h Chủ Nhật hàng tuần, hoặc một số dịp nhất định như ngày lễ, Tết. Ngoài thời gian trên, các tuyến phố được sử dụng như bình thường. Trong thời gian hoạt động phố đi bộ, thành phố cho phép các khách sạn từ 3 sao trở lên, quán bar, nhà hàng tại khu vực hồ Hoàn Kiếm được mở cửa phục vụ đến 2h sáng hôm sau.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Không gian phố đi bộ Hồ Gươm - một trong những địa điểm làm nên dáng hình của Hà Nội hiện nay.

Trong buổi khai trương phố đi bộ, ông Nguyễn Đức Chung - Bí thư thành ủy Hà Nội phát biểu: "Chúng ta tin tưởng rằng với những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Thăng Long cùng sự hội tụ và những biến tấu văn hóa - ẩm thực phù hợp với nhịp sống đương đại sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí lành mạnh của người dân thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước".

Phố đi bộ không chỉ là nơi mọi người tự do đi dạo, vui chơi, giao lưu, trò chuyện, mà còn là nơi diễn ra các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa nghệ thuật cá nhân tự phát hoặc được tổ chức.

Tính đến tháng 10 năm 2018, trong 2 năm hoạt động, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tổ chức hàng trăm sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, trong đó có 185 sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 8 tỉnh, thành phố trong nước và 17 quốc gia.

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

'. Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội đổi thay sau một thập kỷ .'

Các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật thường xuyên diễn ra trong khu vực
phố đi bộ Hồ Gươm, thu hút sự chú ý và tham gia không chỉ người dân trong nước
mà cả du khách quốc tế.

Sau hơn 3 năm triển khai không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận đã thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, kinh tế của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố nói chung. Lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan và tham gia rất đông, trung bình ban ngày khoảng 3.000 đến 5.000 người; buổi tối khoảng 1,5 vạn đến 2 vạn người, những buổi có sự kiện lớn có trên 3 vạn người tham dự.

Còn nhớ cảm giác sửng sốt của người dân vào đúng 19h tối ngày 1/9 cách đây 4 năm, khi một khu vực rộng lớn của trung tâm Thủ đô bị cấm hoạt động hoàn toàn trong một khung giờ cố định. Ngày đó, chưa ai dám hình dung, phố đi bộ sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong dáng hình của Hà Nội ngày hôm nay.

Ttvn.vn

Nguồn: http://ttvn.vn/gioi-tre/nhung-cong-trinh-lam-nen-mot-dang-hinh-ha-noi-doi-thay-sau-mot-thap-ky-22020.. Nguồn: http://ttvn.vn/gioi-tre/nhung-cong-trinh-lam-nen-mot-dang-hinh-ha-noi-doi-thay-sau-mot-thap-ky-22020717346872.htm

Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác

Tag: công trình đẹp ở Hà Nội , cầu nhật tân , phố đi bộ , Những công trình làm nên một dáng hình Hà Nội