1. Lớp học KHÔNG giáo viên
Các khóa học trực tuyến thường chỉ dành cho học sinh học ở nhà, hoặc cho những học sinh trung học muốn học thêm. Tuy nhiên, trong tháng 8 năm 2010, các khóa học này đã được đưa vào một số trường ở bang Floriada, Mỹ để nâng cao tính chủ động và tích cực cho học sinh.
Khoảng 7.000 sinh viên ở 54 trường công thuộc quận Miami-Dade được học trong các lớp đặc biệt gọi là "phòng học trực tuyến", nơi các môn học chính được giảng dạy hoàn toàn trên máy tính mà không có sự xuất hiện của giáo viên.
Những bài học truyền thống được được trình chiếu trên máy tính, các học sinh có thể gửi emai hoặc chat với trợ giảng nếu có vấn đề cần thắc mắc. Kiểu học mới này giúp nhà trường kiểm soát được chất lượng bài giảng, học sinh được hưởng những lợi thế như học trực tuyến mà vẫn có thể làm việc nhóm, trao đổi bài trực tiếp với nhau.
2. Lớp học KHÔNG chấm điểm
Rất nhiều trường học ở các nước phương Tây thực hiện chính sách không chấm điểm và xếp loại học sinh. Ngay cả ở châu Á, các học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tại Nhật Bản cũng không phải thi học kỳ. Kiến thức của học sinh được đánh giá qua những hoạt động các em tham gia và kinh nghiệm chúng tích lũy được.
Học sinh Nhật 3 năm đầu tiểu học không phải thi học kỳ
Nhiều người cho rằng cách học này giúp học sinh không phải chịu áp lực nặng nề về điểm số và thực sự học vì đam mê. Đây được cho là một phương pháp mới mà giáo dục hiện đại đang hướng đến.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh cảm thấy không hài lòng với những “lớp học không chấm điểm” như vậy. Họ cho rằng việc không thi cử và chấm điểm sẽ làm con họ thiếu động lực và lười học. Hơn nữa, việc không có bảng điểm tổng kết sẽ gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của các trường cấp cao hơn và nhiều công ty tuyển dụng nhân sự sau này.
Một trường đại học tại Mỹ thực hiện chính sách không chấm điểm học sinh. Mỗi học sinh phải ký văn bản cam kết tiêu chuẩn đầu khi nhập học. Theo đó họ phải hoàn thành 7 “hợp đồng”, mỗi “hợp đồng” sẽ có 3 - 5 hoạt động học tập như làm bài tập hoặc các dự án nghiên cứu độc lập
3. Lớp học KHÔNG ngồi
Trong các lớp học truyền thống, học sinh thường phải tuân thủ theo ba nguyên tắc: Ngồi xuống, trật tự, nghe giảng. Nhưng trong lớp học của cô giáo Minnesota Abby Brown tại Trường tiểu học Lily Lake (Mỹ), học sinh đều phải chạy trên đôi chân của mình, theo đúng nghĩa đen.
Giáo viên với phương pháp dạy hiện đại này cho rằng tiếng ồn và sự chuyển động sẽ khuyến khích các em sáng tạo, linh hoạt và có tinh thần làm việc nhóm trong lớp học. Ngoài ra, cô cũng tin rằng việc học như vậy còn giúp chống lại bệnh béo phì ở trẻ em. Do đó, trong lớp học của cô không bao giờ có ghế và học sinh phải liên tục di chuyển trong khi học.
4. Lớp học KHÔNG điện thoại di dộng
Điện thoại di động ngày một phổ biến với học sinh, sinh viên, thậm chí là vật bất ly thân với nhiều người. Ngoài những tiện ích mà chiếc điện thoại mang lại, nó cũng khiến học sinh mất tập trung và xao nhãng việc học hành.
Một lớp học không di động tại học viện thông tin kỹ thuật, Đại học Sư phạm Hà Bắc, Trung Quốc
Để tránh hiện tượng "cúi gằm mặt trong lớp", nhiều trường đại học tại Trung Quốc đã phát động phong trào “giảng đường không di động”. Mỗi lớp đều được trang bị nhiều túi đựng điện thoại di động, bên ngoài đề họ tên và mã số sinh viên.
Đại học Giao thông Sơn Đông, Trung Quốc
Giờ lên lớp, các sinh viên tự động tắt chuông và bỏ điện thoại vào túi cho đến cuối giờ. Phong trào này nhận được sự hưởng ứng tích cực của sinh viên và nhiều lời khen ngợi từ phía dư luận xã hội.