Voi giày
Hình phạt voi giày là một hình phạt có từ hàng ngàn năm ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Voi được sử dụng là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Hình phạt này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình hoặc được sử dụng như một cách thức trả thù của vua đối với những người ủng hộ phe chống lại vua như vụ nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung bị Nguyễn Ánh áp dụng hình phạt này.
Tội phạm bị trói tay chân rồi cho voi giày đến khi chết
Nạn nhân bị hành quyết thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ. Không chỉ có các nước châu Á áp dụng hình phạt này, La Mã và Carthage cũng áp dụng cho việc xử tử đồng loạt một số đông tù nhân.
Trong lịch sử Việt Nam, vụ xử lăng trì, voi giày gây chấn động nhất có thể kể đến vụ vua Gia Long “trừng trị” vua quan Tây Sơn… Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày… Một vụ lăng trì nổi tiếng khác là vào năm 1835 những đầu đảng phiến lọan thành Phiên An gồm 6 người bị xử lăng trì…
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều người bị xử lăng trì, những người nổi tiếng như danh tướng Viên Sùng Hoan thời nhà Minh bị tùng xẻo tới hơn 3.000 nhát dao mới chết còn tên thái giám Lưu Cẩn thì phải chịu đựng tới 3.357 nhát dao mới đứt hơi...
Tứ mã phân thây
Còn được biết đến với tên gọi khác là tứ mã phanh thây là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Người từng chịu hình án này trong lịch sử là Kinh Nha. Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt. Kinh Kha lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Tần Thuỷ Hoàng.
Tứ mã phân thây là hình phạt vô cùng đau đớn
Tuy nhiên, việc ám sát không thành Kinh Nha bị liệt vào tội khi quân và phải chịu hình án dã man.
Lăng trì
Lăng trì còn được gọi với tên gọi khác là Tùng xảo hay xử bá đao. Đây là hình thức xử tội nhân vào bậc ghê rợn nhất trong các án tử hình. Lăng trì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến từ thời Ngũ đại Thập quốc (năm 907 đến 960), nó dần dần lan rộng dưới triều đại nhà Tống và triều đại Mãn Thanh.
Dưới chế độ phong kiến, hình thức này cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức để thi hành đối với những kẻ phản loạn
Hình thức của hình phạt này vô cũng dã man, phạm nhân sẽ được trói vào cột, đến giờ hành hình, khi hiệu lệnh của nhà quan được đưa ra bằng một tiếng trống hay thẻ bài, đao phủ sẽ thực hiện công việc của mình đối với phạm nhân, đó là xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại dừng lại chờ tiếp hiệu lệnh tiếp theo. Trước khi bị xẻo những vùng thịt ở vai, đùi, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ trước như: mắt, mũi, tai, lưỡi, ngón tay, ngón chân.
Điều đặc biệt là khi lăng trì, phạm nhân không được sử dụng bất cứ loại thuốc có tác dụng giảm đau nào, do vậy phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Thậm chí, đao phủ trong quá trình hành hình không được phép để cho phạm nhân chết quá nhanh chóng mà phải sau bao nhiêu miếng xẻo thịt thì phạm nhân mới được phép chết. Thịt của phạm nhân sau khi được xẻo ra sẽ được trưng bày nơi đông người qua lại nhằm mục đích dăn đe những kẻ có âm mưu nổi loạn, phản động.
Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Văn Khôi cũng phải nhận án lăng trì khi nổi dậy khởi nghĩa chống quân Minh Mạng diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835. Không chỉ Lê Văn Khôi mà ngay cả con trai của ông – Lê Văn Cù cũng phải nhận án tử khi cậu bé mới chỉ 8 tuổi.
Chu di tam tộc
Hình phạt tru di tam tộc được áp dụng cho những tội phạm khi quân, phản quốc. Theo hình phạt này, 3 họ của người phạm tội là: họ cha, họ mẹ và họ vợ (hoặc họ chồng) sẽ bị xử tử.
Chu di tam tộc là bán án tử hình đáng sợ nhất
Khi một người phạm tội bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người đó từ trẻ đến già đều bị diệt . Họ nhà mẹ và họ nhà vợ trong trường hợp này bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng không loại trừ. Kể cả trong trường hợp chính những người mẹ, mẹ kế và những người vợ lẽ của người đó đã qua đời trước khi kết án thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Do đó trong lịch sử, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang nhiều họ bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với người phạm tội cũng bị giết cùng. Vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi, công thần khai quốc nhà Hậu Lê bị kết án giết vua Lê Thái Tông.
Để tránh tai hoạ, những người cùng trong họ may mắn thoát nạn thường phải chạy đi nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì vậy có những trường hợp trốn tránh sau nhiều năm vẫn bị bắt giết. Điển hình là trường hợp cha con Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Đâu - con và cháu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dù nhà Tây Sơn đã mất năm 1802 nhưng họ vẫn bị nhà Nguyễn bắt và xử chém năm 1831 để đề phòng phản loạn chống triều đình, báo thù cũ.
Trong hàng nghìn năm xã hội loài người chưa tiến đến văn minh, còn có rất nhiều hình phạt tàn độc khác nữa như ném đá tới chết, lột da, xiết đai diêm vương, chặt ngang lưng, tự rạch bụng, bị ép phải đấu gươm, đấu súng... Cùng với sự tiến bộ của loài người, công lý cũng được thực thi một cách nhân đạo hơn.
Cung hình
Là một hình phạt thời phong kiến, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này đa số không phải là cái chết nhưng là một đòn cực hiểm độc đối với thần kinh và tâm lý, có thể khiến người bị cung hình mãi mãi về sau sống trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã và ức chế.
Trong lịch sử Trung Hoa, Tư Mã Thiên phải chịu hình phạt cung hình. Sử gia Tư Mã Thiên khi nghĩ lại giây phút bị cung hình đã cay đắng viết: "Mỗi khi nghĩ đến nỗi nhục đó thì mồ hôi ướt đầm áo, nghĩ mình chỉ đáng canh cửa cho đàn bà hay tốt hơn là nên ẩn thân vào nơi sơn cùng thuỷ tận".
Đóng cọc xiên người
Bản án này được ưa chuộng ở Trung Quốc
Án hình này lại cực kỳ được ưa chuộng ở Lã Mã, Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu và châu Á khác thời Trung Cổ. Thiết bị hình này là một cây sắt nhọn được dùng để đâm phạm nhân từ dưới đâm lên đến miệng, sau đó họ bị đưa vào một cái huyệt riêng rồi để mặc họ chờ cái chết đến sau vài giờ hay vài ngày trong tột cùng đau đớn.