Nạn nhân là cô Helen Rumbali. Đau đớn hơn chị gái và 2 đứa cháu của Helen cũng bị dân làng "hành quyết".
Sự việc xảy ra ở ngôi làng tại đất nước Papua New Guinea. Trong cơn cuồng giận, đám đông dùng súng, dao bao vây ngôi nhà và kéo 3 người ra ngoài rồi châm lửa đốt cháy ngôi nhà. Giải thích lý do cho hành động này, họ cho biết một đám cháy từ ngôi mộ của người quá cố đã dẫn họ đến thẳng nhà cô giáo Helen. Và đó chính là bằng chứng chắc chắn Helen là phù thủy đã dùng ma thuật đen tối giết người.
Người chị gái của Helen và 2 đứa cháu gái đã bị chém nhiều nhát sau đó may mắn được cảnh sát giải thoát. Thế nhưng, đám đông tiếp tục tra tấn cô Helen. Cựu giáo viên bị chặt đầu rất thảm thương.
Hành động kinh hoàng và rùng rợn này xảy ra ở hòn đảo vốn được coi là thiên đường ở Thái Bình Dương. Nơi đây từng xảy ra nhiều câu chuyện dã man tương tự.
Vào tháng 2, một người phụ nữ trẻ đã bị dân làng trói chân tay và thiêu sống. Tội ác của cô ấy là bị đổ vấy đã dùng ma thuật.
Đây là một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp được các nước phương Tây phát hiện vào những năm 1930. Nơi đây là sự tổng hòa giữa các bộ lạc cổ xưa và ảnh hưởng của nền công nghiệp phương Tây. Nhưng đối với các bộ tộc vùng này vẫn còn sống theo quy tắc xã hội cổ đại là dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề hơn là dùng đối thoại.
Hành động kinh hoàng và rùng rợn này xảy ra ở hòn đảo vốn được coi là thiên đường ở Thái Bình Dương. Nơi đây từng xảy ra nhiều câu chuyện dã man tương tự.
Bác sĩ Nina Rajani, tình nguyện viên làm việc tại một phòng khám ở Papua New Guinea cho biết tình trạng bạo lực rất tồi tệ khiến bà không dám rời nhà vào ban đêm. “Phần lớn nhiều trường hợp phải nhập viện vì có liên quan đến vấn đề bạo lực. Bất cứ khi nào có một bất đồng nào đó, họ sẽ xử lý bằng đòn roi mà không phải bằng lời nói. Đó là cách họ xử lý vấn đề bởi vì đó là nền văn hóa bộ lạc”. Bác sĩ Rajani kể tiếp: “Có một lần người gác cổng nói với tôi rằng anh trai và người bạn của anh ấy bị sét đánh trúng khi đang chơi bóng bầu dục trên cánh đồng. Những người trong làng đã ra sức đi tìm một người được cho là phù thủy gây ra việc đó”.
Đây là điển hình hành vi của những người dân ở vùng cao nguyên Papua New Guinea. Thực tế chỉ ra rằng nếu các sản phẩm của nền công nghiệp phương Tây như ti vi hay quần áo trở nên phổ biến thì đối với các bộ lạc điều này vẫn rất xa xỉ.
Đặc biệt ở các vùng cao nguyên, dân làng thường gọi những kẻ họ ghen tị là phù thủy.
Ông Helen Hakena, Chủ tịch Uỷ ban nhân quyền phía Bắc từng phát biểu trên ABC News: “Thói ghen tị đang gây ra rất nhiều thù hận… Họ ghen tị với những ai sống tốt hơn. Họ lợi dùng những điều mà mọi người đặt niềm tin vào để giết chết những người đó, ngăn chặn những điều họ cho là mầm mống xấu xa”. Trong trường hợp của Helen, chồng và con trai của cô Helen làm việc trong chính phủ và gia đình cô có nền giáo dục và địa vị xã hội cao. Đó chắc chắn là một trường hợp của sự tị nạnh. Những cuộc tấn công như vậy thường được báo cáo lên Liên Hiệp Quốc nhưng vẫn không bị trừng phạt.
Trong 42 năm qua, Đạo luật phù thủy đã được thông qua cho phép mọi người đặt niềm tin vào thứ ma thuật đen tối được sử dụng như văn bản pháp luật để trừng trị những kẻ bị nghi là dùng tà thuật. Chỉ mới tháng trước chính phủ nước này bãi bỏ đạo luật trên để giảm thiểu tình trạng bạo lực xảy ra liên tiếp thời gian gần đây. Có vẻ ma thuật không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vì những người dân ở các hòn đảo láng giềng như Vanuatu và Solomon cũng tin tưởng mạnh mẽ vào ma thuật nhưng họ không gây ra những vụ bạo lực đẫm máu như vậy.