Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ThS NGUYỄN MINH SƠN (Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang).
Ở góc độ cá nhân, tôi đồng ý với quan điểm của luật sư Nguyễn Sa Linh nhưng về góc độ pháp luật, chúng ta cần giúp cho bạn đọc có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự (BLDS), có rất nhiều căn cứ để xác lập quyền sở hữu của công dân, trong đó có trường hợp chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu… thì theo Điều 139 BLDS, người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật, nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.
Có thể xem số tiền chị Hồng phát hiện được là vật bị bỏ quên, do đó quyền sở hữu của chị Hồng sẽ được xác lập trong thời hạn sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận.
Vấn đề đặt ra ở đây là chị Hồng sẽ được sở hữu bao nhiêu trong tổng số tiền tương đương 1 tỉ đồng Việt Nam?
Theo khoản 2 của Điều 241 BLDS, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Cụ thể hơn, trong trường hợp này là: 1.150.0000đ x 10 tháng = 11.500.000 đồng; (1.000.000.000 đồng - 11.500.000 đồng) x 5º% = 499.994.250 đồng.
Như vậy chị Hồng sẽ sở hữu: 11.500.000 + 499.994.250 = 511.494.250 đồng.