1. Khả năng hiểu và điều khiển cảm xúc
Hãy nghĩ về những đứa bé và cách mà chúng kiểm soát cảm xúc của chúng. Ví dụ nếu chúng mệt hoặc đói, chúng sẽ khóc hoặc giận dữ. Chúng không quan tâm đến cách biểu hiện cảm xúc tiêu cực đến mức nào, chúng chỉ quan tâm rằng chúng đói và cần thức ăn.
Khi trưởng thành, chúng ta là những người lớn và phải có trách nhiệm hiểu, điều khiển cảm xúc của chính mình. Chúng ta có quyền đòi hỏi quyền lợi, nhưng chúng ta không có quyền giận dữ với bất cứ vấn đề gì trong công việc. Vì giận dữ chẳng thể giải quyết vấn đề, sẽ chỉ khiến tình thế thêm căng thẳng. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc của mình, để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp.
2. Khả năng kiên nhẫn khi đối mặt với thử thách liên quan đến cảm xúc
Mọi người đều trải qua những cảm xúc tiêu cực vào một thời điểm nào đó trong công việc. Nhưng quan trọng là có biết cách điềm tĩnh trước mọi thách thức đó hay không. Một khi bạn kiên nhẫn và bình thản được trước những tình huống đó, bạn đã thành công phần nào trong sự nghiệp của mình.
3. Khả năng thích nghi với những thay đổi
Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, trong công việc cũng vậy. Sẽ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong công việc và bạn phải thay đổi mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ công việc yêu cầu đòi hỏi cao hơn, định hướng của công ty thay đổi, sếp mới đến thay thế sếp cũ…tất cả những điều này bạn đều phải học cách thích nghi theo.
4. Khả năng tự tạo động lực cho mình
Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy uể oải, mất hết niềm tin và hứng khởi trong công việc. Những lúc đó, là lúc bạn phải tự lên dây có tinh thần và tự tìm ra động lực làm việc cho chính mình. Nếu không bạn sẽ mãi mãi là kẻ thất bại.
5. Kỹ năng giúp đỡ người khác
Giúp đỡ người khác, nhất là đồng nghiệp sẽ nâng tầm giá trị của bạn trong mắt mọi người. Hơn nữa việc gây dựng mối quan hệ hòa hợp trong công việc sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn. Hãy quên đi cái tôi và sự ích kỷ trong mình, để giúp đỡ bất cứ ai khi cần.