Nhiều người ở nơi làm việc có cảm giác không nộp đơn xin nghỉ là khó chịu, suốt ngày rất lo lắng, nhưng lại sợ nghỉ việc đột ngột không suy nghĩ khiến họ bị cắt nguồn thu nhập nên những người này suốt ngày ủ rủ, chần chừ. Đối mặt với tình cảnh như vậy chúng ta phải làm gì?
Hai rủi ro cần hiểu thấu trước khi nộp đơn xin nghỉ việc
Có người làm việc trong công ty nhiều năm chưa hề trải qua sóng gió nào bên ngoài trường đời, huống chi là thất bại, bất bình. Chỉ cần cảm thấy có chút mệt mỏi, khó chịu liền muốn nộp đơn xin nghỉ, cho rằng mọi chuyện sẽ đâu lại vào đấy, sẽ tiếp tục nộp CV, rồi được nhận vào và làm việc. Làm gì mà ngon ăn như vậy?
Chuyện gì cũng có hai mặt. Có một số rủi ro mà bạn nên cân nhắc trước khi "manh động":
Thứ nhất, nguy cơ khủng hoảng kinh tế cá nhân và gia đình đang trực chờ nếu bạn đột ngột xin nghỉ việc:
Khi bạn bước sang tuổi 30, khả năng học tập, khả năng kỹ thuật, khả năng kinh doanh… hầu như sẽ chậm lại, thậm chí là đình trệ, đóng góp của bạn cho công ty và thu nhập ngày càng giảm nhưng chi phí sinh hoạt thì ngày một leo thang.
Đặc biệt đối với những người sau 35 tuổi mà đã lập gia đình thì cuộc sống của họ trên có già dưới có trẻ, lúc này cha mẹ họ cũng đã lớn tuổi và đã bước vào thời kỳ mắc bệnh cao, nhiều người già xuất thân từ các gia đình nông thôn, ăn uống kham khổ, không có lương hưu và bảo hiểm y tế, bạn phải rút hầu bao trả tiền thuốc men nếu họ bị ốm.
Ngoài ra, con bạn từ lúc bạn mang bầu đến lúc sinh ra, rồi đến trường gần như là nhiều đợt tiêu tiền, ví dụ như học hành là một khoản chi rất lớn.
Do đó, nếu bạn là trụ cột của gia đình và có những khoản chi tiêu cố định hàng tháng, thì bạn phải thận trọng trước khi nghỉ việc. Nếu một nửa thu nhập đáng kể của bạn không thể hỗ trợ gia đình thì những người thân và bạn sẽ sống trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Thứ hai, gặp phải rủi ro của các công ty kinh doanh không đáng tin cậy
Hẹn hò luôn có rủi ro và tìm việc cũng vậy. Nói chung, nếu bạn chưa tìm được công ty tiếp theo và không có mối quan hệ bền chặt, việc mù quáng xin nghỉ và xin vào một công ty kinh doanh là rất cao. Sẽ có một số rủi ro và giả định trước kết quả xấu nhất:
1. Thu nhập của bạn có thể rất bấp bênh, tháng này cao, tháng sau thấp, thậm chí có tháng không có thu nhập, bạn có chấp nhận được không?
2. Bạn sẽ rất bận và không có thời gian riêng cho bạn và nửa kia nên vợ/ chồng bạn có thể không chịu được trạng thái này, nếu người kia muốn chia tay, thậm chí ly hôn, bạn có thể chấp nhận được không?
3. Có thể đã lâu các dự án bạn tham gia không mang lại kết quả, vậy bạn có thể kiên trì được không?
4. Nếu công ty bị phá sản, bạn có thể bắt đầu lại không?
Nhiều công ty kinh doanh trong một giai đoạn nào đó có thể lâm vào cảnh khó khăn, các dự án sẽ bị thay thế và tiền lương sẽ biến mất bất cứ lúc nào. Sự cẩn trọng là tiêu chuẩn. Trong một công ty khởi nghiệp, mọi người đều quan trọng và đều ảnh hưởng đến định hướng của công ty. Chỉ cần bạn tiến bộ chậm hơn người khác một chút, thì bạn sẽ bị người khác bỏ xa và đối mặt với khả năng bị công ty đào thải.
Thể chất và suy giảm chức năng thể chất của mọi người là điều không thể tránh khỏi đối với mọi người. Về năng lượng và độ dẻo dai, bạn không thể so với sinh viên năm nhất. Sinh viên có thể tràn đầy năng lượng dù cho họ đã làm thêm vài giờ hoặc thậm chí cả đêm nhưng chỉ ngủ một hoặc hai tiếng đồng hồ để phục hồi. Nhưng bạn có làm được không? Vì vậy, tất cả những rủi ro này cần được xem xét.
3 gợi ý khi bạn phân vân Đi - Ở lại công ty
Trước tiên, hãy cố gắng có một biệt hiệu thú vị
Trong công ty, khi người khác nhắc đến bạn, từ liên tưởng đầu tiên rất quan trọng. Ví dụ, ở công ty cũ của tôi, Trương là người có thể thiết kế đồ họa tốt nhất, Vương là người có thể viết content tốt nhất và tôi là người có thể quay và chỉnh sửa video tốt nhất.
Đây là "biệt hiệu kỹ năng cá nhân". Trong công ty, trước tiên bạn nắm những nhiệm vụ cơ bản. Sau đó, bạn phải chuyên về một kỹ năng nào đó. Khi kỹ năng của bạn làm nên danh tiếng của riêng mình, chúng sẽ trở thành thứ không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của công ty, bạn sẽ là người không thể bị thay thế.
Tôi đã phỏng vấn rất nhiều nhân viên mới trước đây, có người sử dụng rất tốt các công cụ và phần mềm chuyên nghiệp, có người có khả năng bán hàng tốt, có người có khả năng lập kế hoạch xuất sắc khiến tôi không khỏi thán phục.
Mãi về sau, có người nói ngay câu đầu tiên là đã từng xuất bản một cuốn sách thời đại học, tôi đã nói ngay tại chỗ là bạn đã trúng tuyển rồi, không cần hỏi những thứ khác. Xét cho cùng, tôi đã đọc cuốn sách của anh ấy từ lâu và nhiều nội dung và khái niệm của nó liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty trong tương lai. Đây là giá trị của cá nhân và nhờ đó, bạn cũng có khả năng thương lượng cực cao.
Thứ hai, tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt trong thời kỳ rối ren
"Gửi tiết kiệm" được đề cập ở đây không có nghĩa là bạn nên gửi hàng chục triệu đồng, mà là số tiền bạn gửi phải có khả năng chống lại những rủi ro khác nhau sau khi bạn nghỉ việc.
Nếu một người nộp đơn xin nghỉ trong trạng thái bối rối, tất yếu sẽ phải "trả giá" cao hơn, đồng thời họ cũng phải đối mặt với những rủi ro gần như không thể chịu nổi một người có mục tiêu rõ ràng hoặc đã tìm được "ngôi nhà" tốt hơn. Vì vậy bạn phải có bản lĩnh chống lại rủi ro trước khi quyết định xin thôi việc.
Thứ ba, bắt đầu tóm tắt và xem xét, đồng thời có phương pháp của riêng bạn
Nếu bạn không thể tóm tắt và xem xét về quyết định nghỉ việc và không tìm thấy khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn thì dù bạn xin nghỉ hay không, bạn sẽ luôn cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn không tích lũy bước, bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu lâu dài. Nếu bạn thường xuyên thay đổi ngành trong những năm gần đây, chắc chắn bạn sẽ bối rối lúc này.
Do đó, bạn nên tận dụng cơ hội này để phân loại kinh nghiệm làm việc có liên quan đến ngành muốn đầu quân và tìm lại hướng đi của mình. Bên cạnh đó, hãy sắp xếp và nâng cao khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn. Hãy nghĩ xem bạn giỏi nhất ở điểm nào. Đó có thể là kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng kinh doanh và kinh nghiệm quản lý bạn đã tích lũy trong nhiều năm, có thể là kỹ năng bạn thành thạo khi rảnh rỗi, hoặc khách hàng và tài nguyên mạng mà bạn tích lũy được.
Nghề tay trái có thể giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra quyết định
Nếu bạn dồn thời gian và sức lực cho công việc thực tế của mình, thì hãy tưởng tượng kết quả, ví dụ, năm ngoái bạn được thăng chức nhưng không được tăng lương. Vì vậy, nếu bạn làm việc chăm chỉ hơn, công ty của bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn thì không. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chuyển sang một công ty khác, bạn không thể đảm bảo rằng tình hình không giống như vậy, thậm chí còn tồi tệ hơn tình hình hiện tại của bạn.
Do đó, hãy sử dụng thời gian rảnh rỗi của bạn nhớ xem mình có những sở thích gì có thể trở thành nghề tay trái của bạn. Điều này không chỉ có thể giải quyết những lo lắng khác nhau của bạn, mà còn giúp cuộc sống của bạn trở nên đầy màu sắc, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn ở một mức độ nhất định.
Lưu Từ Hân, tác giả của "Địa cầu lưu lạc" và "Tam thể" đã nghiên cứu ra công trình thủy điện. Ông từng là kỹ sư máy tính làm việc toàn thời gian trong hệ thống, tuy nhiên, anh chưa bao giờ lo lắng về việc mình có nên xin nghỉ việc hay không. Ông đã xuất bản kiệt tác khoa học viễn tưởng "Tam thể" và với tác phẩm này, ông đã trở thành nhà văn châu Á đầu tiên ở Trung Quốc giành được giải thưởng Hugo.
Tôi có nhiều bạn cùng lớp làm công việc bán hàng, họ thường tiếp xúc nhiều với những người có năng lực bán hàng và tài hùng biện nên họ thường nghỉ làm và livestream vào buổi tối, ít nhất một lần một tuần, mỗi lần khoảng 3 tiếng và họ có thể bán được hàng. Chỉ với vài triệu đồng, một số sinh viên cũng đã trở thành tài năng bán hàng. Từ các sản phẩm chăm sóc da đến các sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em, từ những món hàng chỉ vài chục nghìn đến những lọ nước hoa đắt tiền cũng được bày bán.
Trong thời đại thị trường biến động này, chỉ cần bạn có một hoặc nhiều nghề tay trái hơn những người khác, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn và bạn sẽ không lo sợ bị sa thải chút nào, cho dù nghỉ việc cũng không sợ không có thu nhập chứ đừng nói là sa thải.