Theo đó, Quốc hội quyết định chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ (5 năm).
“Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ” - nghị quyết quy định.
Nghị quyết cũng thể hiện rõ: “Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Như vậy, đề nghị chỉ nên có hai mức là “tín nhiệm”, “không tín nhiệm” của đa số ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận công khai trước đó đã không được chấp thuận.
Tất cả các ý kiến khác với dự thảo đều bị Ủy ban Thường vụ bác bỏ và “xin Quốc hội chấp thuận cho giữ quy định về vấn đề này như đã thể hiện trong dự thảo Nghị quyết”.
Nghị quyết được sửa đổi lần này quy định hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm như sau: “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức”;
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND dân bỏ phiếu tín nhiệm”.