Vào trung tuần tháng 4/2012, Malaysia đã mua các tên lửa RVV-AE (R-77) của Nga tổng trị giá 35 triệu USD. Theo các nguồn thông tin hiện không quân Malaysia có 18 Mig-29N và 18 Su-30MKM. Lô các tên lửa đầu tiên sẽ tới Malaysia vào cuối năm 2012.
R-77 do hãng Vympel thiết kế, sản xuất dùng cho mục đích tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Loại tên lửa này có thể trang bị trên hầu hết tiêm kích đa năng hiện đại của Nga như MiG-29; MiG-31, MiG-35, Su-27/30, Sukhoi PAK FA T-50, thậm chí, cả biến thể hiện đại hóa của tiêm kích huyền thoại MiG-21 (MiG-21 Lancer, MiG-21-93, MiG-21bison).
Đặc trưng của R-77 có 4 cánh thăng bằng ở chính giữa và phía đuôi, tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kích 200mm, khối lượng 175kg, lắp một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 22kg. Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70%.
Tên lửa không đối không hàng đầu thế giới có trong biên chế của quân đội Việt Nam
Tên lửa được dẫn đường quán tính đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường) với các thông tin cập nhật liên tục từ máy bay, khi cách mục tiêu khoảng 20km đầu tự dẫn radar chủ động tên lửa kích hoạt, quét tìm, khóa, tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa R-77 được thiết kế động cơ nhiên liệu rắn, cho phép đạn đạt tốc độ 4 Max (4.600km/h) và tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao từ 0,02-25km.
Tầm bắn tối đa tiêu diệt mục tiêu ở bán cầu trước khoảng 80 đến 90 km, thậm chí có thể tiêu diệt mục tiêu ở bán cầu sau ở cự ly rất ngắn 300m.
Có thông tin cho rằng, Nga đã chế tạo thành công phiên bản tiếp theo của dòng tên lửa này mang mã hiệu R-77M1 với tầm bắn hiệu quả đạt tới 175km nhờ cấu tạo lắp thêm một động cơ Ram Jet để tăng tầm bắn.
Chính vì thế nên khá nhiều quốc gia đang muốn có trong tay loại tên lửa hiệu năng cao này, đặc biệt là các quốc gia vốn thường sử dụng vũ khí, khí tài của Nga để tăng cường khả năng phòng vệ trên không của mình.