Cư dân vùng biên giới Thái – Lào hầu hết sống bằng nghề trồng lúa. Những năm gần đây, nhiều người trong số họ có thêm nguồn thu nhập mới: buôn bán thịt chó.
Một nông dân Thái Lan đội chiếc nón theo phong cách Việt Nam đang lùa đàn bò dọc theo một con đường lầy lội ở Đông Bắc Thái Lan, gần biên giới với Lào. Khu vực này là nơi cung cấp phần lớn nguồn thịt chó cho Việt Nam.
Những chú chó hoang này bị bắt và tập kết tại một điểm buôn bán ở Ta Rae, Đông Bắc Thái Lan. Trong vòng 24 giờ, hầu hết trong số chúng sẽ được nhập lậu vào Việt nam thông qua Lào.
Một xe chở chó đang di chuyển qua Ta Rae. Chúng được phân loại về chất lượng trước khi đưa vào Việt Nam.
Ở Ta Rae, chó cũng được làm thịt và bán ngay tại chỗ. Trong ảnh là thịt chó đã sơ chế được bày trong tủ kính của một cửa hàng.
Thịt chó đã chế biến có giá khoảng 3 USD/kg. Sườn và các cơ quan nội tạng được bán với giá cao hơn.
Đây là thực đơn tại một quán ăn bán thịt chó bí mật ở Nakhon Phanom, Đông Bắc Thái Lan. Suất ăn cỡ lớn có giá khoảng 3 USD, cỡ vừa là 2,4 USD, nhỏ là 1,8 USD. Lòng chó là 2,4 USD.
Đây là một suất thịt chó tại quán ăn kể trên. Chúng gồm sườn chó, sẽ được nướng và ăn cùng rau, ớt, nước chấm.
Chó chất đống vào lồng trên xe tải đang chờ được chuyển đi gần biên giới Thái - Lào. Theo ước tính, khoảng 1.000 con chó bị buôn bán bất hợp pháp qua biên giới mỗi đêm.
Thực khách thưởng thức thịt chó với tại nhà hàng ở Hà Nội, Việt Nam. Một phần lớn nhu cầu thịt chó của người Việt Nam đang được đáp ứng bởi các tổ chức “mafia thịt chó” ở phía Đông Bắc Thái Lan, nơi ăn thịt chó vẫn là điều bị cấm kỵ.