Lột trần nỗi khiếp sợ tại 'xưởng ma túy thế giới': 45 ngày ám ảnh kinh hoàng thời Taliban
Thứ bảy, 23/10/2021 15:42

Dưới thời Taliban nắm quyền ở Afghanistan, những người nghiện ma túy buộc phải cai nghiện với một chế độ chính sách thuộc loại hà khắc nhất thế giới tại một trung tâm quản lý.

Với giá cả cây anh túc rẻ và dễ trồng, Afghanistan cung cấp khoảng 90% sản lượng heroin của thế giới, nhưng kể từ khi nắm lại quyền lực, Taliban đã cam kết sẽ triệt phá ngành công nghiệp thuốc phiện hái ra tiền tại Afghanistan. Và đưa những người nghiện ngập đi cai nghiện là điều bắt buộc, được đưa ra trong bối cảnh người Afghanistan khốn khổ vì nghiện ngập ma túy khi nước này được cho là "trung tâm sản xuất ma túy" ở thế giới.

ĐẦU CẠO TRỌC, ÁO QUÁ KHỔ

Lột trần nỗi khiếp sợ tại xưởng ma túy thế giới: 45 ngày ám ảnh kinh hoàng thời Taliban - Ảnh 1.

Những người sử dụng ma túy bên trong trại cai nghiện dưới thời Taliban. Ảnh: AFP

Đó là hình ảnh theo mô tả của hãng tin AFP về những người đi cai nghiện bên trong trung tâm cai nghiện được xem là hà khắc nhất thế giới của Taliban. "Đầu cạo trọc, áo quá khổ và ánh mắt khiếp sợ của những kẻ nghiện ma túy trong vòng vây kiểm soát chặt chẽ của các tay súng Taliban trong 45 ngày cai nghiện đau đớn", AFP viết.

Đối với một số người, những quy định cứng rắn này có thể giúp họ thoát khỏi nạn nghiện ngập. Nhưng đối với nhiều người, việc ở lại trung tâm Ibn Sina ở Kabul sẽ là một sự thay đổi ngắn của vấn đề, nổi bật với cách tiếp cận tàn bạo để buộc người nghiện thoát khỏi sự phụ thuộc quá đà vào ma túy.

Trước khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul vào ngày 15/8, cảnh sát thủ đô Kabul thỉnh thoảng cũng sẽ bắt giữ những con nghiện và chuyển đến trung tâm này. Nhưng kể từ khi các phần tử Hồi giáo theo đường lối cứng rắn nắm quyền kiểm soát, tần suất các cuộc đột kích vào các khu vực tập trung những người nghiện ngập dường như đã tăng lên.

Hồi đầu tháng 10, Taliban đã bắt 150 người nghiện tại khu phố nghèo Guzargah ở Kabul, sau đó đưa họ đến trung tâm y tế Ibn Sina địa phương, nơi những người này sẽ phải trải qua 45 ngày "sống trong địa ngục".

Tại khu phố nghèo này, nước thải chảy thẳng xuống lòng sông lầy lội và mùi hôi thối của nước tiểu, phân và chất nôn trong căn hầm đông đúc người nghiện. Đệm, chăn, bao cát và bạt tạo nên trại xiêu vẹo, nơi rải rác những vật dụng của người nghiện như ống tiêm, giấy bạc, tẩu thuốc nằm rải rác khắp nơi.

Hàng trăm người tụ tập tại Pul-e-Sukhta, dưới một cây cầu ở phía tây Kabul, để sử dụng ma túy. Họ phát hiện ra xe cấp cứu trung tâm cai nghiện đang lao đến và những người có thể nhấc mình lên khỏi mặt đất đầy máu và kim tiêm sẽ lảo đảo chạy xuống sông Paghman để tránh bị bắt, trong khi nhiều người đang phê ma túy thì không biết gì.

Hai tay súng Taliban, được trang bị súng trường M16 và AK-47, tiếp cận những người sử dụng heroin và methamphetamine đang hôn mê để lùa họ lên xe.

Các tay súng bắn một vài phát súng chỉ thiên để khẳng định quyền lực và khiến các con nghiện phê thuốc tỉnh lại trước khi khoảng 20 người bị vây bắt và mang đi.

NHỮNG KHÓ KHĂN

Lột trần nỗi khiếp sợ tại xưởng ma túy thế giới: 45 ngày ám ảnh kinh hoàng thời Taliban - Ảnh 3.

Một người nghiện mới đến (trái) nói chuyện với cán bộ trung tâm trong khi người thân
 theo dõi từ bên ngoài. Ảnh: AFP

Trong 45 ngày phục hồi chức năng tại trung tâm Ibn Sina với 1.000 giường, những người đàn ông chủ yếu nằm trên giường trong khu ký túc xá lớn hoặc chỉ thu mình trong sân, hoặc ra tắm nắng.

Các bác sĩ cho biết, hiện trung tâm còn rất ít methadone để giúp cai nghiện thuốc phiện và heroin, và việc loại bỏ hoàn toàn những cơn nghiện là điều rất khó. Đây là loại thuốc giảm đau cường độ cao được sử dụng để ngăn những cơn nghiện ma túy và là liệu pháp điều trị thay thế trong trung tâm.

Sáng nay, Emal, 36 tuổi, lê la vào phòng đăng ký. Một tình nguyện viên, cũng giống như nhiều người khác đang làm việc ở đây, từng là một người nghiện ngập, mở cuốn sổ ghi chép.

- Tên?: - Emal.

- Tên cha?: - Abdul Matin.

- Đã kết hôn?: - Đúng. Tôi có ba đứa con, hai gái một trai.

- Nghề nghiệp?: - Hiện tại thì không làm gì

- Dùng ma túy gì?: - Meth

- Từng cai nghiện ở đây chưa?: - Có, ba lần. Đây là thứ tư của tôi. Tôi vừa ra 10 ngày trước.

Khi Emal rời đi, Bilal Ahmad, 22 tuổi, gầy gò và bồn chồn, ngồi vào đó. Anh ta cũng nghiện ma túy đá, và đã từng cai nghiện ở đây khoảng "một hoặc một năm rưỡi trước".

"Tôi rất vui khi được đến đây cai nghiện", anh ta nói với AFP và nhấn mạnh thêm: "Sau 45 ngày cai nghiện, chúng tôi có thể về nhà". Nhưng theo AFP, những hình ảnh quanh nơi người này ở cho thấy thực tế không phải như đã nói.

Theo AFP, những người nghiện được khám xét cẩn thận khi họ đến đây. Các nhân viên tại trung tâm sẽ kiểm tra từng bộ quần áo và đôi giày của họ để đảm bảo không còn chỗ cất giấu ma túy. Họ sẽ được xếp theo nhóm 6 người, sau đó họ di chuyển đến tòa nhà lát gạch có vòi hoa sen.

Ở đó, họ sẽ cởi bỏ bộ quần áo đang mặc trên người và mặc đồ của trung tâm phân phát. Họ được phát dầu gội đầu, nhưng không có khăn tắm. Họ cũng được cạo trọc đầu để ngăn chấy rận và được đưa đi tắm gội theo từng nhóm. Tuy nhiên, bộ râu dài rậm rạp thì được để lại.

Một số người được đưa đến những phòng riêng có khoảng 5 chiếc giường, trong khi những người khác bị dồn vào khu ký túc xá, ở chung với khoảng 30 người đàn ông đủ mọi lứa tuổi.

"VẤN ĐỀ RẤT KHỦNG KHIẾP"

Lột trần nỗi khiếp sợ tại xưởng ma túy thế giới: 45 ngày ám ảnh kinh hoàng thời Taliban - Ảnh 4.

Những người nghiện ma túy bỏ chạy khi Taliban đột kích bắt giữ. Ảnh: AFP

Việc trồng cây thuốc phiện đã bị cấm khi Taliban còn nắm quyền vào những năm 1990, nhưng việc xuất khẩu heroin từ các khu vực do Taliban kiểm soát đã mang lại cho họ hàng tỷ USD trong suốt 20 năm chống Mỹ và chính phủ được phương Tây hậu thuẫn.

Với giá cả cây anh túc rẻ và dễ trồng, Afghanistan cung cấp khoảng 90% sản lượng heroin của thế giới. Sản lượng methamphetamine tinh thể cũng tăng mạnh, được tạo ra từ cây ma hoàng mọc hoang trong nước.

Theo các chuyên gia về phòng chống ma túy, 11% trong số 34 triệu dân Afghanistan sử dụng ma túy, trong đó 4-6% là đối tượng nghiện nặng. Kể từ khi nắm quyền trở lại, Taliban đã cam kết sẽ không cho phép sản xuất ma túy. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn ma túy khỏi đất nước này vẫn là một bài toán quá khó.

Bác sĩ Ahmad Zoher Sultani, người đứng đầu trung tâm, nằm trong một căn cứ cũ của quân đội Mỹ cho biết: "Đó là chính sách của Tiểu vương quốc Hồi giáo"

Hiện tại, các nhân viên ở trung tâm đều làm việc không lương. Họ bị nợ lương trong 4 tháng khi nền kinh tế Afghanistan đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Bác sĩ Sultani nói rằng ông lo Taliban sẽ đóng cửa nơi này khi họ lên nắm quyền.

"Nhưng những người cầm quyền mới đã "nhanh chóng nói với chúng tôi rằng họ muốn chúng tôi tiếp tục công việc", ông cho biết.

Trước những dấu hiệu cho thấy ông đang thích nghi với chế độ mới, từ giữa tháng 8, bác sĩ đã thay bộ vest và cà vạt phương Tây bằng bộ quần áo shalwar kameez truyền thống, đồng thời xóa tất cả hình ảnh trên các bức tường trong văn phòng của ông. Ông nói: "Ma túy là một vấn đề khủng khiếp".

Doanhnghieptiepthi.vn

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/lot-tran-noi-khiep-so-tai-xuong-ma-tuy-the-gioi-45-ngay-am-anh-kinh-ho.. Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/lot-tran-noi-khiep-so-tai-xuong-ma-tuy-the-gioi-45-ngay-am-anh-kinh-hoang-thoi-taliban-161212310115023755.htm

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: xưởng ma túy thế giới , Taliban , Afghanistan