Kiếp trước có thực sự tồn tại?
Chuyện con người không chỉ sống có một lần hay chuyện chết đi xuống âm phủ, uống chén canh Mạnh Bà rồi đầu thai sang kiếp khác tưởng chừng chỉ có trong các cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những điều mà khoa học đến nay vẫn chưa lý giải được. Có những bằng chứng buộc ta phải tin vào những câu truyện tưởng như bịa đặt ấy.
Câu chuyện về Shanti Devi
Ngày 18/1/1902, một bé gái được đặt tên là Ludgi đã chào đời trong gia đình nhà Chaturbhuj đang sinh sống tại ngôi làng Mathura, Ấn Độ.
Khi Ludgi lên 10 tuổi, một cuộc hôn nhân được sắp đặt giữa cô và người đàn ông cùng làng tên là Kedarnath Chaube,. Qua tuổi dậy thì, Ludgi mang bầu lần đầu tiên nhưng đã bị sẩy thai. Lần mang bầu thứ hai, cô đã sinh được một bé trai kháu khỉnh ở bệnh viện công Agra. Tuy nhiên, sau khi vượt cạn, cô gặp biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
1 năm, 10 tháng, 7 ngày sau cái chết của Ludgi, vào ngày 11/12/1926, một bé gái xinh đẹp được sinh ra ở Babu Rang Bahadur Mathur, thuộc Chirawala Mohulla, một vùng đất nhỏ ở Delhi. Cô bé được đặt tên là Shanti Devi.
Shanti bị mắc chứng chậm nói cho đến năm lên 4 tuổi. Khi bắt đầu biết nói, cô bé đã gây ngạc nhiên cho gia đình khi tuyên bố rằng: “Đây không phải là nhà của tôi! Tôi có một người chồng và một đứa con trai ở Mathura! Tôi phải trở về bên họ!".
Shanti còn nói nằng chồng cô ở Mathura, là chủ của một của hàng bán quần áo và họ có một cậu con trai. Cô tự gọi mình là Chaubine (có nghĩa là vợ của Chaube). Bố mẹ cô bé cho rằng, đó hoàn toàn là do trí tưởng tượng quá xa của con gái và chẳng hề để tâm đến những lời nói này. Tuy nhiên sau đó họ bắt đầu lo lắng khi cô bé cứ liên tục nhắc lại câu truyện đó hết lần này đến lần khác, kể lại những sự việc xảy ra trong cuộc sống của cô và người chồng ở Mathura.
Trong hình hài một bé gái, Shanti đã tìm mọi cách để gặp lại được "gia đình kiếp trước" của mình
Có khi trong những bữa ăn, Shanti nói: “Khi còn sống ở Mathura, con đã ăn rất nhiều loại kẹo khác nhau.” Đôi lúc, khi được mẹ thay quần áo, cô bé hay nói rằng loại trang phục này mình đã từng mặc qua. Điều gây tò mò hơn là, cô gái có nhắc đến 3 đặc điểm đặc biệt của người chồng: anh có làn da trắng, có một cái mụn cóc lớn bên má trái và đeo kính cận. Cô gái còn nhớ rằng cửa hàng của chồng mình nằm ngay trước ngôi đền Dwarkadhish. Shanti thậm chí còn kể rất chi tiết về nguyên nhân cái chết của mình là do khó sinh.
Trước khi cô bé lên 6 tuổi, ba mẹ Shanti rất hoảng loạn và lo lắng. Họ đã tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ gia đình để rồi quá ngạc nhiên khi một cô bé lại có thể miêu tả vô cùng chi tiết và chính xác về quy trình phẫu thuật đẻ mổ. Theo Shanti, chính cô đã phải trải cuộc phẫu thuật đó.
Khi Shanti lớn hơn, cô van nài ba mẹ đưa mình trở về Mathura. Tuy vậy, không bao giờ cô ấy nhắc đến tên của chồng mình. Theo phong tục ở Ấn Độ, người vợ không được phép nói tên chồng mình. Thậm chí khi bị gặng hỏi, Shanti chỉ đỏ mặt và nói: “Con sẽ nhận ra anh ấy nếu được đưa về Manthura.”
Ba mẹ Shanti nghĩ rằng con gái họ bị rối loạn trí óc và đã cố gắng hết sức để ngăn cản, không cho cô tiếp tục nói đến những chuyện kỳ lạ. Nhưng Shanti vẫn không ngừng nói về một “gia đình khác” của mình và còn cho biết cả địa chỉ nhà và thông tin chi tiết về "chồng" cũng như "gia đình nhà chồng".
Cuối cùng, một giáo viên ở trường Trung học Ramjas ở Delhi đã nói với Shanti rằng, nếu cô nói tên người chồng của mình thì thầy giáo sẽ đưa cô đến Mathura. Dường như đã bị thuyết phục, Shanti khẽ thì thầm vào tai thầy giáo cái tên “Kedarnath Chaube”. Người thầy giáo nói với Shanti rằng ông sẽ sắp xếp cho một chuyến đi tới Mathura ngay sau khi kiểm tra một vài điều. Sau đó, ông đã viết một bức thư gửi cho Kedarnath Chaube, thuật lại chi tiết những gì Shanti đã nói và mời anh ta đến Delhi.
Thật ngạc nhiên, người thầy giáo đã rất nhanh chóng nhận được bức thư hồi đáp từ Kedarnath, thừa nhận rằng người vợ trẻ của anh ta là Ludgi vừa mới qua đời. Điều còn gây sốc hơn nữa là toàn bộ những gì mà Shanti miêu tả về ngôi nhà cũ, những thành viên trong gia đình ở “kiếp trước” không sai một li...
Sau đó, câu truyện của Shanti đã nhanh chóng lan truyền ra khắp đất nước Ấn Độ. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã bị hấp dẫn bởi câu truyện này.
Khi Mahatma Gandhi – một người thầy giáo theo chủ nghĩa hòa bình – nghe được câu truyện, ông đã tìm gặp Shanti để nói chuyện riêng và ngỏ ý mời cô về ở trong ashram (tu viện hoặc nhà chùa) của ông.
Gandhi phát động một ủy ban điều tra và báo cáo về câu truyện của cô gái nhỏ Shanti. Rất nhanh chóng, 15 người nổi tiếng bao gồm cả chính trị gia, các nhà lãnh đạo đất nước và nhân viên của các hãng truyền thông đã cùng nhau thành lập nên một ủy ban điều tra và nghiên cứu. Họ đã thuyết phục ba mẹ Shanti đưa cô cùng đi đến Mathura.
Sau khi đi bằng tàu đến Mathura, Shanti đã nhanh chóng đưa cả đoàn thẳng tiến về ngôi nhà cũ của cô. Cô còn miêu tả lại rất chính xác quang cảnh nơi đây nhiều năm về trước, trước khi nó được xây dựng lại.
Nhằm kiểm tra Shanti Devi, Kanjimal đã giới thiệu Kedarnath là anh trai chồng của Shanti. Shanti đỏ mặt và đứng nép vào một bên. Có người hỏi vì sao cô lại xấu hổ trước mặt anh trai của chồng. Shanti đã nói: “Không, đó không phải là anh trai của chồng tôi. Anh ấy chính là chồng của tôi.” Sau đó cô nói với mẹ rằng: “Không phải con đã nói là anh ấy có làn da trắng với cái mụn cóc to ở bên má trái gần tại sao?”
Sau đó, Shanti nhờ mẹ chuẩn bị bữa ăn cho khách. Khi mẹ cô hỏi bà nên chuẩn bị món gì thì Shanti đã nói rằng chồng mình rất thích ăn bánh kếp khoai tây và cà ri bí ngô. Kedarnath lúc đó không nói nên lời, bởi vì đó chính là món ăn yêu thích của anh.
Kedarnath hỏi Shanti rằng liệu cô có thể nói thêm một điều gì đó “khác thường” để anh có thể thực sự chấp nhận chuyện cô chính là vợ anh hay không. Shanti đã đáp lại: “Vâng, có một cái giếng trong sân nhà chúng ta và em đã từng tắm ở đó".
Shanti khi về già
Cô thậm chí còn có thể nói vanh vách về những thông tin “bí mật” trong gia đình, như là ai trong gia đình đã ngoại tình, điều mà người ngoài không thể nào biết được. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để thuyết phục Kedarnath. Anh ấy cần một cái gì đó thực sự riêng tư, điều mà chỉ có người vợ quá cố của anh mới biết được.
Thực ra, Ludgi bị viêm khớp rất nặng, điều này khiến cô gặp khó khăn trong khi đi lại cũng như khi “gần gũi” chồng. Nhưng Ludgi đã tìm ra cách để cô có thể khắc phục được điều này trong khi hai vợ chồng thân mật. Đây là chuyện mà chỉ riêng Ludgi và anh Kedarnath biết được, nhưng thật kì diệu khi Shanti đã nói ra hết, thật chi tiết rõ ràng. Cuối cùng thì Kedarnath đã bị thuyết phục!
Tiến sĩ Ian Stevenson, một người nghiên cứu rất sâu về vấn đề luân hồi cho biết: “Tôi cũng từng phỏng vấn Shanti Devi, cha cô ấy và cả những nhân chứng xung quanh, bao gồm cả Kedarnath, người chồng đã khẳng định Shanti Devi chính là Ludgi – vợ anh ta. Nghiên cứu của tôi đã chỉ rõ ra rằng, Shanti đã trả lời chính xác ít nhất 24 câu hỏi có liên quan đến kí ức của Ludgi".
Sau này, Shanti đã không kết hôn và tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Chuyên gia Mahatma Gandhi đã lập một ủy ban để điều tra và báo cáo được xuất bản vào năm 1936. Ngoài ra, một tác giả Thụy Điển cũng đến thăm cô 2 lần để viết 1 cuốn sách về trường hợp này. Các cuộc phỏng vấn của cuối của Shanti đã diễn ra chỉ bốn ngày trước khi bà qua đời vào ngày 27/12/1987.