Khát vọng làm giàu của chàng sinh viên với thu nhập 4000đô/tháng

Đào Đức Dũng - (diễn giả 27 tuổi) hiện là GĐ điều hành C.ty Đào tạo và Phát triển doanh nhân Châu Á. Mục tiêu năm 29 tuổi của anh là có 1 triệu đô và tự do về tài chính.

Khởi nghiệp từ nghèo khó

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khó khăn, những thiếu thốn vật chất đã khiến Đào Đức Dũng (SN 1987) có nhiều động lực để phấn đấu và nỗ lực làm giàu. Khi học năm thứ nhất ở Trường ĐH Bách Khoa HN, Dũng đã nhận làm rất nhiều việc để học các kỹ năng mềm của người bán hàng như nhập đồ điện tử từ Móng Cái về bán, bán sim trả sau cho Viettel, làm thẻ ATM cho ngân hàng… Kỹ năng thu về nhiều nhưng tuổi trẻ bao giờ cũng phải đối mặt với thất bại, Dũng phải dừng lại mọi hoạt động kinh doanh, thậm chí còn mất toàn bộ vốn liếng khi đầu tư mở quán cafê.

Ngã thì phải biết đứng lên để đi tiếp, hai năm tiếp theo Dũng đã nắm bắt hầu hết các cơ hội kinh doanh đến với mình, anh sáng lập CLB Kỹ năng Kinh doanh SEC tại trường, rồi mở rộng hệ thống CLB Kỹ năng Kinh Doanh BSCs tại nhiều trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. PV đã có cuộc trò chuyện với chàng trai 8x tài năng này.

Chào Dũng. Bạn đã quá nổi tiếng trong cộng đồng sinh viên các trường ĐH ở Hà Nội. Vậy cơ duyên nào đã dẫn bạn đến với nghề diễn giả, một nghề còn rất mới lạ ở Việt Nam?

Vì lập ra nhiều CLB nên mình phải tìm tòi và học hỏi nhiều thứ để chia sẻ và phát triển CLB ở từng trường. Mình thuyết trình ở CLB đó về nhiều chủ đề khác nhau và hướng dẫn CLB phương thức hoạt động. Bắt đầu từ một vài trường, các CLB ở nhiều trường khác đã liên hệ mời mình đến chia sẻ. Giữa năm thứ 3, mình làm cộng tác viên không lương ở một công ty đào tạo kỹ năng. Sau 3 tháng thì mình lên giảng viên đào tạo. Sau 5 tháng thì mình làm trưởng phòng đào tạo của công ty. Đến năm thứ 4 mình làm PGĐ đào tạo cho Trung tâm tư vấn Felix, giữa năm đó mình được sang Singapore để học trực tiếp từ triệu phú nổi tiếng T – Harv Eker. Mình đến với nghề này có lẽ là từ đó.

Từ khi còn là sinh viên bạn đã là một diễn giả có tiếng rồi, đó có được xem là khoảng thời gian lập nghiệp thành công của bạn?

Cũng chưa thể gọi là thành công đâu. Mình chỉ khá hài lòng về những gì mình đã làm được trong thời gian đó thôi. Ngoài chút tài chính và thương hiệu nhỏ, những kinh nghiệm điều hành và giảng dạy vô giá từ quãng thời gian đó mới là quan trọng. Vì nó là nền tảng khá vững để mình có được thành công như ngày hôm nay.

Mấy năm trước, bạn đã xuất hiện rất ấn tượng với hình ảnh một chàng sinh viên trẻ măng có thu nhập hàng nghìn đô mỗi tháng. Số tiền lớn đó bạn đã chi tiêu như thế nào?

Mình chỉ mong muốn mọi người nhìn nhận những giá trị mà mình đã tác động được hơn là sự quan tâm đến con số thu nhập. 4.000 đô là con số rất lớn khi còn là sinh viên ngồi ghế nhà trường. Số tiền ấy, một phần mình chi cho sinh hoạt hàng ngày, một phần giúp đỡ gia đình, vì bố mình chỉ là lái xe tải, mẹ ở nhà nội trợ, em gái thì đang đi học. Số còn lại mình tích luỹ và tái đầu tư, Nhưng 4.000 đô chỉ là lớn đối với thời sinh viên thôi, còn khi đã kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp, con số đó còn chưa đủ để mình trả lương nhân viên. Hiện tại các nguồn thu nhập của mình lớn và phong phú hơn rất nhiều.

Tài năng trẻ Đào Đức Dũng (27 tuổi)

Vậy công việc hiện tại của bạn cụ thể là gì?

Hiện tại mình giảng dạy về “Nghệ thuật sale và bí quyết tái tạo động lực nhân viên" cho các doanh nghiệp. Mình cũng đang điều hành hoạt động của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Phát triển Espeed (ứng dụng kiến thức não bộ để giao tiếp tiếng Anh trôi chảy chỉ trong 3 tháng). Mình còn giảng dạy một số khoá kỹ năng cho sinh viên tại các trường Đại học. Khối lượng công việc cũng không nhỏ nhưng mình không nghiện công việc đâu. Mình làm việc 4 tiếng mỗi ngày thôi, còn lại thời gian mình dành cho gia đình, du lịch, khám phá và trải nghiệm cuộc sống. Với mình, công việc là đam mê, là yêu thích, là thử thách để chinh phục bản thân, và công việc là công cụ hiệu quả để có cuộc sống mơ ước. Mình mong muốn và cũng không để áp lực công việc làm mất đi những điều tốt đẹp đó.

Quan trọng là bạn đã nỗ lực

Hiện tại rất nhiều bạn trẻ dấn thân vào kinh doanh, song thất bại cũng không hề ít, theo bạn nguyên nhân là từ đâu?

Theo mình, phần lớn thất bại là vì các bạn ấy chưa được đào tạo, rèn luyện, chưa có kiến thức, kỹ năng, chỉ có một chút vốn đã lao ngay vào kinh doanh. Cái gì cũng phải có quá trình, muốn thành bác sĩ phải mất 6 – 10 năm, kỹ sư hay kiến trúc sư cũng vậy. Việc các bạn trẻ chỉ dựa vào chút vốn, chút ý tưởng và tố chất chưa được rèn rũa đã tự mở công ty, điều hành doanh nghiệp, mở cửa hàng… dẫn đến thất bại là chuyện nhãn tiền thôi. Với kinh nghiệm của bản thân, theo mình các bạn cần từng bước tích luỹ nền tảng, tham gia các khoá học kinh doanh, làm cộng tác viên cho các công ty trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, hoặc có thể đi theo những người thầy giỏi để học hỏi từ họ…

Bạn đã từng bỏ ra hàng nghìn đô để tham gia các khoá đào tạo kỹ năng mềm ở nước ngoài. Bạn cũng từng nói rằng “Đã làm là phải làm lớn”. Vậy mục tiêu trước mắt của bạn là gì?

Mình đã mở thành công Học viện Đào tạo các khoá kỹ năng sống cho học sinh, phụ huynh và một trung tâm rèn luyện toàn diện “Tiếng Anh – Kỹ năng – Khởi nghiệp” cho sinh viên. Trong 2 năm tới mình sẽ mở một trung tâm nữa để đào tạo doanh nghiệp. Khi có 3 công ty, mình sẽ là Chủ tịch HĐQT tập đoàn đào tạo chuyên nghiệp. Mục tiêu năm 29 tuổi của mình là có 1 triệu đô và tự do về tài chính. Khi đó mình sẽ mở rộng kinh doanh ở cả 3 mảng gồm giải trí, du lịch và đầu tư, tiến tới thành lập tập đoàn đa dịch vụ vào năm 35 tuổi. NHững mục tiêu và hướng đi đó mình đã vạch ra và lên kế hoạch rõ ràng từ năm cuối ĐH.

Với con đường mà bạn đã đi, với những mục tiêu và kế hoạch đó, hẳn mong muốn của bạn là trở thành triệu phú, tỉ phú?

Chưa biết kết quả ra sao nhưng mình có một niềm tin là chắc chắn mình sẽ làm được điều đó. Mình thường ngẫm về một câu rất hay rằng: “hãy mơ ước vươn tới một vì sao thì bạn cũng sẽ với được một vài vì tinh tú. Cho dù bạn không với tới một vì tinh tú nào thì bạn cũng không bao giờ vấy bùn”. Vệc đặt mục tiêu, nó như là niềm tin ấy, không thể nói là bạn có đạt được hay không, mà giá trị của việc đặt tâm đắc với một câu nói của triệu phú – diễn giả nổi tiếng thế giới Antony Robbins: “Hãy sống để trả lời câu hỏi: 20 năm tới, cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào?” Nếu bạn trẻ nào muốn nhận một lời khuyên từ Dũng thì chắc chắn câu trả lời sẽ là: “Mỗi ngày, bạn hãy nhìn vào câu hỏi được dán trên bàn làm việc: “Ngày hôm nay, tôi tiến bộ hơn ngày hôm qua như thế nào?

Cảm ơn Dũng, chúc bạn thành công với những mục tiêu mà bạn đang hướng tới.