Bàn về nhân cách con người GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Nhiều khi chính những quan niệm phiến diện của xã hội lại làm hỏng đi động cơ mà bản chất của nó là thuần khiết....”.
Quan niệm xã hội không phải cái duy nhất làm hỏng đi sự hướng thượng hướng thiện. Những việc khác như tôn thờ cá nhân, có thể là lãnh tụ, cầu thủ bóng đá, ca sĩ Hàn Quốc là sự tha hóa của sự hướng thượng.
GS Châu nêu quan điểm: “Gần đây có nhiều người đặt vấn đề học chữ hay học làm người, hoặc giữa hai cái cái nào trước cái nào sau. Câu hỏi này thực ra tối nghĩa. Học chữ là tiếp thu kiến thức. Đồng ý rồi. Nhưng học làm người là như thế nào? Hẳn có nhiều cách để hiểu khác nhau…Nhiều khi các thảo luận trên báo chí về vấn đề này có vẻ hơi luẩn quẩn”.
Vị GS đề cao vai trò giáo dục của gia đình, bố mẹ như tấm gương để đứa trẻ soi vào trong hình thành nhân cách sau này.
Chia sẻ về việc học, GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh, các bạn SV cần tổ chức học nhóm để khai thác bài giảng miễn phí trên Internet, sau đó dành thời gian giải thích thêm, cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc.
Không quên nhắc đến sự kiện giáo dục trong năm 2012 của VN, GS chia sẻ: ‘Đã có rất nhiều người chỉ ra vấn đề lớn nhất là mức độc tha hóa của hệ thống, Nếu chỉ nêu một vấn đề để nói là sự tha hóa của hệ thống, xin quay lại sự kiện Đồi Ngô.
Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt. Thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người. Nó là liều thuốc cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của hệ thống...
Rồi GS liên hệ: “Trường ĐH Chicago nơi tôi làm việc - cái gì là bí quyết thành công của họ? Hiện tại người ta nói lý do thành công là họ giàu, GS giỏi. Nhưng nói như thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân”. Sự thành công của đại học này đến từ sự trung thực, kiên quyết nói không với những hành vi gian lận và cực kỳ nghiêm túc.
Cũng trong cuộc trò, GS Ngô Bảo Châu đã dành thời gian trao đổi với các bạn sinh viên về niềm đam mê nghiên cứu khoa học, làm thế nào để giữ ngọn lửa ấy trong những lúc tưởng như vô vọng"....