Gia đình 'năm đời' truyền thống nuôi cá cảnh trong làng Yên Phụ

Dòng họ Quách (làng Yên Phụ- Hà Nội) vốn có thâm niên lâu đời trong nghề nuôi cá cảnh

Dòng họ Quách (làng Yên Phụ- Hà Nội)  vốn có thâm niên lâu đời trong nghề nuôi cá cảnh là thế hệ tiếp nối của dòng họ ông Quách Văn Tâm (62 tuổi) chia sẻ : “Dòng họ chúng tôi năm đời trở lại đây, từ đời cụ tổ đã bám sống chủ yếu dựa vào nghề nuôi cá cảnh, thu nhập không lớn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng duy trì cái nghề truyền thống này của dòng họ”.

Nói tới Yên Phụ là một ngôi làng cổ ở trên bán đảo nhô ra Hồ Tây, trước đây ngoài nghề trồng hoa, làm hương đốt, làng còn có nghề nuôi cá cảnh với lịch sử rất lâu đời. Làng Yên Phụ nay đổi là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội). Ô Yên Phụ thuộc làng cũng là một trong năm cửa ô nổi tiếng hồi xưa. Ngày nay nhiều hộ gia đình trong làng vẫn trang trải cuộc sống bằng nghề nuôi cá.

Cổng vào làng Yên Phụ vẫn giữ được những nét đẹp rất thanh bình, gần gũi của làng quê Việt Nam.

Dòng họ “năm đời” nuôi cá cảnh

Nổi tiếng khắp làng Yên Phụ, chúng ta dễ dàng tìm đến gia đình ông Quách Văn Tâm, con trai của Nghệ nhân nuôi cá Quách Văn Tường. Trải qua bao thế hệ, thăng trầm của lịch sử, họ vẫn giữ được nghề của tổ tiên để lại.

Nghệ nhân Quách Văn Tâm (64 tuổi), người nối nghiệp nuôi cá còn sót lại, tuy tuổi đã cao nhưng ông còn rất nhanh nhẹn và tâm huyết với nghề.

Với mô hình nuôi cá cảnh truyền thống kết hợp những tiến bộ về kỹ thuật, ngay khi đặt chân vào đặt chân vào nhà một không gian đủ các loại màu sắc, bọt khí của cá, các loài cây môi trường nước. Phần lớn giống cá mà gia đình ông đang nuôi có từ rất lâu đời của làng như cá chọi, cá vàng, cá bảy màu... Từ chỗ có hơn chục loại cá, hiện nay gia đình đã có tới trên 170 loại giống cá, đa dạng, phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu thị hiếu.

Được biết, tuy trước đây điều kiện nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, nguồn vốn còn hẹp, tất cả phải tự thân vận động. Tuy nhiên có lợi thế hơn so với hiện nay đó là diện tích đất rộng, nguồn nước dồi dào, chưa bị ô nhiễm, khá thuận lợi cho việc nhân giống gia đình ông có nhân được một số giống cá quý.


Cá rồng, được coi là “cá vua”, một loài cá có giá trị kinh tế lớn, dao động từ 7 triệu - trên 20 triệu/con.

Nuôi cá và những kinh nghiệm không thể thiếu

Hiện tại gia đình ông nói riêng và người dân làng cá Yên Phụ nói chung, những loài cá chủ yếu được nuôi là cá nhiệt đới, với những khu vực địa lý khác nhau khiến cho độ PH, để các loài cá có thể thích nghi đựoc có sự chênh lệch nhau. Chính vì vậy mà để cho ra đời những con giống và những con cá cảnh tốt thì phải hiểu rõ về bản chất của mỗi loài cá.

Về chế độ cho ăn là giun hoặc hồng trần (loại sinh vật nhỏ li ti, màu hồng) ở ao, hồ. Nếu ắm bắt được quy trình sinh sản của cá để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý đảm bảo dinh dưỡng cho cá. Cá con mới nở buộc cho ăn loại bột nhỏ, mịn, trong quá trình chăm sóc để ý sự trưởng thành của cá để điều chỉnh thức ăn. Đối với những loại cá có cơ địa và môi trường thích nghi khác nhau thì phải cho ăn với quy trình khác nhau. Thời tiết thay đổi cá dễ phát sinh bệnh, màu nuớc trong bể thay đổi thì phải thay nước vào mùa đông nên dùng đèn sửi chống rét.

Chị Hoa - công nhân của gia đình ông Tâm đang chăm sóc tỉ mỉ cho từng bể cá.

Hiện tại, gia đình ông Tâm đã hình thành được những khu liên kết nuôi giống, các trang trại nuôi từ Hải Phòng, Miền Nam chuyển ra một số ít từ Trung Quốc sang.

Nguồn nuớc nuôi cá khan hiếm và đang bị ô nhiễm

Đặc trưng của cá là sống trong môi trường nước sạch, do đó cá phải được thay nước thường xuyên, cọ bể cá hàng ngày nếu không cá sẽ bị bệnh hoặc chết vì ngạt. Nhưng hiện nay, nguồn nước chủ yếu là lấy từ Hồ Tây cũng đang bị ô nhiễm do chất thải du lịch, chất thải rắn... không đủ tiêu chuẩn để nuôi cá giống. Khiến cho các hộ nuôi cá khó khăn hơn về nguồn nước, phải dùng thuốc sát trùng đảm bảo nước sạch cho việc nuôi trồng các giống cá.

Mô hình bể cá của gia đình anh Quách Văn Vũ, được xem là hiện đại nhất của làng

Tương lai Lang cá Yên Phụ sẽ đi về đâu?

Những giống cá truyền thống của Làng ngày càng ít đi và mai một dần, thay vào đó là những giống cá nhập ngoại từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Indonexia... Do việc buôn bán những loại cá ngoại nhập thu lợi hơn rất nhiều so với việc nuôi cá truyền thống. Chi phí vận chuyển cao đã làm giá cá tăng lên so với giá cả thực tế của nó.

Chị Hà một công nhân nuôi cá chia sẻ: “Nói là làng nghề truyền thống nuôi cá, nhưng những cụ lão luyện trong nghề thì đã già hết, chúng tôi ít có người theo nghề được, nên cá nhập từ bên ngoài về là phần nhiều để đáp ứng được nhu cầu mà lợi nhuận lại cao hơn”

Thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và không ổn định. Ông Tâm nói “Năm bảy năm trước giá còn cao chứ bây giờ thị trường cạnh tranh, tính ra một đôi cá giống trừ chi phí, mua 1000đ bán ra 2000đ, thì bây giờ chỉ còn 200đ- 300đ”.

Cuộc sống thay đổi, nhu cầu chơi cá ngày càng nhiều nhưng điều này không đồng nghĩa với việc số lượng cá ban ra được nhiều mà nó đòi hỏi chất lượng cá cao hơn. Trong khi đó giống cá ở Yên Phụ còn ít, đơn điệu chưa tạo được ấn tượng, bản sắc riêng. Thông thuờng những người chơi cá họ thích nhữung loài cá độc chứ không phải chạy theo xu thế chung.

 Sự biến động của kinh tế cũng làm cho nghề nuôi cá có thời kỳ rơi vào khủng hoảng. “Năm nào kinh tế khó khăn là dân nuôi cá chúng tôi lại lao đao vì không biết bán cá cho ai, rồi lại lỗ hơn là lãi, có lúc mong thu lại được giá gốc còn khó” chị Hà chia sẻ.

Cũng vì nuôi cá vất vả, rủi ro nhiều nên không ít người dân trong làng đã bỏ nghề, chuyển sang cho thuê đất hoặc buôn cá ngoại, chỉ còn hơn chục hộ nuôi cá ở Yên Phụ . Trong đó có mô hình nuôi cá của gia đình anh Quách Văn Vũ là mô hình nuôi cá lớn và hiện đại nhất của làng, các hộ còn lại chỉ mô hình vừa và nhỏ điều kiện phát triển còn manh mún.

Những hộ gia đình như gia đình còn nối giữ được nghề như dòng họ Quách ngày càng ít đi. Nhưng thị trường mở cửa hội nhập, thì nghề nuôi cá cảnh trong tương lai sẽ có hướng đi mới, tạo động lực giúp người dân Yên Phụ phát triển hơn nghề truyền thống này.

Cá Yên Phụ được bán ở khắc các dọc đường thành phố Hà Nội