Bởi lẽ đề thi đã đề cập đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Đề thi như sau:
Câu 2: (1 điểm) Có bạn trẻ nhắn tin cho mẹ như sau:
“Mother ui, hum n4i kon hk zia, kon f4i 0 l4i hok th3m.”
(Mẹ ơi, hôm nay con không về, con phải ở lại học thêm)
Mẹ bạn ấy than vãn: “Đọc tin của con mà như đọc mật thư, không hiểu ý con”
Bạn trẻ trong tình huống trên đã sử dụng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen để nói chuyện với mẹ. Nhận xét về từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ Tiếng Việt. Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Những năm gần đây, hưởng ứng chủ trương của Bộ Giáo Dục về đổi mới phương thức ra đề, từ đề thi Đại học đến đề kiểm tra cấp trường đã tích cực tăng cường những câu hỏi theo hướng mở, tạo hứng thú cho thí sinh, đồng thời cũng đòi hỏi học sinh có một vốn kiến thức thực tiễn nhất định.
Rất nhiều ý kiến ủng hộ, hưởng ứng cách ra đề như vậy.
“Đề thi rất hay, đã đề cập đến một vấn đề nhức nhối, đó là tình trạng sử dụng ngôn ngữ chat tràn lan", bạn Vũ Hoàng Anh chia sẻ.
Bạn Nguyễn Huy cũng đồng tình: “Đề thi vừa gắn liền với thực tế đời sống, vừa giúp định hướng học sinh đến văn hóa trong giao tiếp”.
“Đây là một cách ra đề thi theo hướng mở, gắn liền với những hiện tượng đời sống, với những vấn đề đang “nóng” trong xã hội".
“Cách ra đề như vậy sẽ tạo hứng thú cho học sinh lại có “đất” cho các em tư duy”, Bạn Đỗ Nhung nhận xét.
“Đây là đề thi trường mình này, thầy cô tâm lí quá! Mình làm bài thích nhất câu này!”, bạn Quốc Thái hào hứng khoe.